Cây ba chạc là một giống cây được sử dụng để làm thuốc, loại cây này có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và cây ba chạc cũng có thể giúp chữa nhiều loại bệnh, tuy nhiên cây ba chạc lại không được nhiều người biết đến do không quá phổ biến và cũng chỉ phân bố ở một số khu vực chứ cây ba chạc không mọc quanh cả 3 miền đất nước. Hiện nay nhờ công nghệ bảo quản và thu sấy nên cây có thể được thu hoạch rồi đem bán đi nhiều nơi, các bạn có thể đọc các nội dung sau để tìm hiểu kỹ hơn về cây ba chạc và các thông tin liên quan đến cây ba chạc.
Cây ba chạc là cây gì? Có mấy loại? Có tác dụng gì?
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Cây ba chạc là cây gì?
Cây ba chạc là một giống cây thân gỗ, cao và chắc nhưng thân cây khá nhỏ. Cây ba chạc thường cao khoảng 5 mét, thân cây thon, cành cây nhỏ và chĩa ra nhiều nhánh lá.
Lá cây ba chạc màu xanh lục khá to và dài.
Hoa của cây ba chạc khá nhỏ, mọc thành từng chùm nhỏ dài, hoa ba chạc thường mọc trên các cành lá ở chỗ gần đầu cành.
Quả ba chạc nhỏ màu đỏ và khá nhăn nheo ở vỏ ngoài, quả ba chạc thường mọc chia thành 4 múi, mỗi múi chứa 1 hạt nhỏ.
Cây ba chạc như đã nói thường chỉ mọc chủ yếu ở các khu vực miền núi. Cây ba chạc ở nước ta đa số phân bố ở vùng tây Bắc. tuy nhiên không phải là các nơi khác không có, cây ba chạc vẫn có thể xuất hiện ở miền nam hoặc trung nhưng số lượng ít.
Không chỉ ở Việt Nam mà cây ba chạc còn được sử dụng nhiều ở các nước xung quanh khu vực như Trung Quốc, Philippin.
Cây ba chạc có mấy loại
Cây ba chạc hiện chỉ được xác định là có 1 loại.
Dù cho có khá nhiều tên gọi như bí bái, dầu bấu, cây chè đắng,... và các giống cây ba chạc đang được quảng cáo và bán trên một số các trang mạng, chợ trực tuyến như ba chạc núi, ba chạc đắng,.... tuy nhiên các tên gọi của các loại ba chạc này đều phát sinh do nơi chúng được trồng, ví dụ như ba chạc trồng ở sơn la thì gọi là ba chạc Sơn La còn ba chạc trồng ở lâm đồng thì gọi là ba chạc Lâm Đồng,.... từ đó các gian thương lấy luôn những tên gọi này để đặt tên cho các cây ba chạc họ bán rồi sẽ dùng cách quảng cáo rằng ba chạc ở chỗ này tốt hơn chỗ kia rồi giống ba chạc ở địa phương này tốt hơn,... để đem bán.
Tóm lại ba chạc tuy được trồng ở nhiều nơi và có các tên gọi theo địa phương như ba chạc Hòa Bình, ba chạc Yên Bái,... nhưng chúng vẫn chỉ là một loại cây ba chạc chứ không khác nhau, nếu có khác thì chỉ khác về kích thước mà thôi.
Cây ba chạc có các tác dụng gì?
Cây ba chạc có khá nhiều công dụng và tác dụng tốt cho sức khỏe.
Cây ba chạc có tính mát, có thể giúp cơ thể thanh nhiệt, và loại bỏ các độc tố thường người ta hay gọi là thanh nhiệt giải độc ấy. Cây ba chạc còn giúp ổn định huyết áp dù thấp hay cao.
Người ta hay dùng cây ba chạc để sắc thuốc cho phụ nữ sau sinh uống. Phụ nữ sau sinh khi uống nước sắc từ cây ba chạc sẽ ăn uống dễ hơn, ngon miệng hơn đồng thời tuyến sữa cũng được phát triển tốt hơn.
Ngoài ra phụ nữ uống nước sắc từ cây ba chạc còn giúp điều hòa kinh nguyệt, ngăn chứng chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt.
Cây ba chạc có thể dùng để đun nước tắm để chữa các bệnh ngoài da như ghẻ lở hắc lào, mẩn ngứa hay dị ứng. Khi đun nước để tắm còn có thể tận dụng bã của cây ba chạc khi đun nước để cỏ rửa các chỗ bị ngứa giúp khỏi nhanh hơn, tuy nhiên chỉ khi nào có bệnh ngoài da mới nên dùng cây ba chạc đun nước tắm còn bình thường thì không nên vì tác dụng của cây ba chạc rất mạnh, khi không bị bệnh gì mà tắm nước cây ba chạc trong nhiều ngày thì da có thể sẽ bị tổn thương.
Có thể dùng cây ba chạc để giúp giảm đau khi bị các bệnh về xương khớp bằng cách giã nát lá cây rồi đắp vào chỗ bị đau.
Cây ba chạc cũng có thể chữa được cảm cúm nhờ kết hợp với một số thảo dược khác như rau má, cúc chỉ thiên,...rồi dùng sắc thuốc uống. Mỗi loại thảo dược kết hợp với ba chạc đều giúp cho các bệnh như cảm cúm, viêm họng, hay các bệnh liên quan đến thanh quản như ho được cải thiện rõ ràng.
Cách sử dụng cây ba chạc chủ yếu là :
Sắc với nước để uống , cách này chủ yếu dùng rễ cây hoặc lá cây. Cũng có thể dùng để đun nước pha như pha chè hay trà bằng lá cây ba chạc hoặc rễ cũng được,, nhưng nếu dùng ba chạc theo kiểu này thì nên phơi khô rễ hoặc lá trước rồi mới pha.
Cách sử dụng tiếp theo là đun nước tắm bằng lá cây, không dùng rễ hay hoa, quả,.... mà chỉ dùng lá.
Còn cách giã nát rồi đem đắp ba chạc lên chỗ đau thì dùng lá giã chứ không dùng rễ, có thể giã cả hoa nhưng không dùng quả.
Cây ba chạc còn là nguyên liệu để kết hợp với các loại dược liệu khác hay các cây thuốc khác để tạo ra các bài thuốc chữa bệnh, chủ yếu là các bệnh về ho, viêm họng hoặc các bệnh về xương.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Cát Phượng
Bác sĩ thú y
Xin chào, mình là Cát Phượng, một bác sĩ thú y với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong suốt sự nghiệp của mình, mình đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ những con chó và mèo đến các động vật hoang dã như hổ, sư tử và voi. Ngoài việc chăm sóc và điều trị cho các loài động vật, mình còn đam mê nghiên cứu và phát triển các phương pháp mới để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng. Mình cũng thường xuyên tham gia các hoạt động như giảng dạy và đào tạo để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình với cộng đồng. Ngoài công việc, mình thích du lịch, đọc sách và tập thể dục để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Mình cũng rất yêu động vật và luôn mong muốn góp phần giúp cho các loài động vật được sống và phát triển tốt hơn.