Cam thảo là một loại dược liệu được sử dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày nên chắc hẳn nó đã rất quen thuộc với nhiều người. Không chỉ được sử dụng trong các bài thuốc dân gian, cam thảo còn được sử dụng như một loại thức uống hằng ngày. Vậy bạn đã biết cam thảo là cây gì hay chưa? Uống nước cam thảo mang đến những tác dụng gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin thú vị về cam thảo qua bài viết dưới đây!
Cam thảo là cây gì? Uống nước cam thảo có tác dụng gì?
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Cam thảo là cây gì?
Vốn là một loại thực vật bản địa của khu vực châu Á, cam thảo là một loại thực vật có hoa thuộc họ Đậu. Tên khoa học của loài thực vật này là Glycyrrhiza uralensis. Một số vùng miền sẽ gọi loài thực vật này bằng những cái tên khác như cây quốc lão,...
Ở Việt Nam, có 3 loại cam thảo với những đặc điểm riêng. Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng 3 loại cam thảo này:
- Cam thảo đất: Hay còn được gọi là cam thảo nam, loài này có chiều cao khoảng 0.4 - 0.7m, rễ khá lớn, lá mọc đơn lẻ đối xứng hoặc thành vòng 3 lá. Cam thảo đất mọc nhiều ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc hay đồng bằng miền Nam.
- Cam thảo bắc: Loài này có thân trên là thân thảo khá yếu, lá kéo, có hình bầu dục, cây sẽ ra hoa vào mùa hạ hoặc đầu mùa thu, hoa có màu tím nhẹ, hình cánh bướm.
- Cam thảo dây: Thuộc loại cây thân leo, khá nhiều xơ và cành nhỏ, lá có hình như lông chim, quả khá nhỏ, bên trong có hạt hình cầu màu cam đỏ.
Uống nước cam thảo có tác dụng gì?
Cam thảo được biết đến là một loại thảo dược vô cùng thơm, có vị ngọt, tính bình nên được sử dụng rộng rãi của trong Y học cổ truyền hay Y học hiện đại. Theo nghiên cứu, thành phần hóa học của cam thảo có chứa axit glycyrrhizic. Đây là một thành phần hóa học có tác dụng vô cùng hữu ích trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh.
Thông thường, thân và rễ là bộ phận của cam thảo được sử dụng để làm thuốc. Theo Y học cổ truyền, cam thảo mang đến công dụng giải độc, bảo vệ gan, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề khá và hệ miễn dịch cho cơ thể. Chính vì vậy, cam thảo được sử dụng cho những người bị chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy, tỳ vị hư nhược, phổi yếu,... Bên cạnh đó, cam thảo được sử dụng dưới dạng tươi còn giúp bạn thanh nhiệt, giải độc, hạ hỏa,... Uống nước cam thảo còn có tác dụng giải chất độc của độc tố uốn ván.
Còn theo nghiên cứu của Y học hiện đại, việc uống nước cam thảo có thể mang đến những công dụng sau:
- Hỗ trợ điều trị viêm da và nhiễm trùng: Trong nước cam thảo có chứa hoạt chất Glycyrrhiza glabra, có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ khắc phục các tình trạng nhiễm trùng da hiệu quả.
- Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày: Trong nước cam thảo có chứa chiết xuất glabrene và glabridin, có tác dụng giảm đau và hỗ trợ làm lành nhanh chóng vết viêm loét ở dạ dày.
- Hỗ trợ điều trị sâu răng: Các hoạt chất chống viêm và chống oxy hoá trong nước cam thảo có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây sâu răng.
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan C: Nước cam thảo có chứa hoạt chất glycyrrhizin, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn cao, hỗ trợ điều trị vô cùng hiệu quả cho những bệnh nhân viêm gan C.
- Các công dụng khác như hỗ trợ điều trị chứng viêm họng, tiêu đờm,...
Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng đều có thể uống nước cam thảo. Những đối tượng được khuyến cáo không nên uống nước cam thảo bao gồm phụ nữ đang mang thai và cho con bú không mắc bệnh lý về gan; người mắc bệnh viêm thận, viêm gan hoặc xơ gan; người bị viêm phế quản mãn tính; người có mức huyết áp cao hoặc không ổn định; người bị táo bón mạn tính;...
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh uống nước cam thảo kết hợp với nước nhân trần.
Câu hỏi thường gặp
Mặc dù mang đến nhiều công dụng vô cùng tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống quá nhiều nước cam thảo có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau: Cơ thể bị suy nhược, nồng độ kali thấp, não bị tê liệt, tổn thương, nhức đầu,… Ở phụ nữ, có thể làm mất kinh nguyệt. Đối với nam, có thể làm giảm khả năng quan hệ tình dục và chức năng sinh lý.
Dưới đây là một số cách chế biến cam thảo mà bạn có thể tham khảo:
Cam thảo khô: Đem cam thảo rửa sạch, cắt thành lát mỏng rồi đem đi phơi hoặc sấy khô.
Bột cam thảo: Tiến hành dùng dao cạo bỏ lớp vỏ ngoài. Sau đó cắt thành từng miếng, đem đi sấy khô rồi tán thành bột.
Phấn cam thảo: Cạo bỏ hết phần vỏ ngoài rồi ngâm rượu khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau đó, đem cam thảo ủ trong 12 giờ rồi cắt mỏng rồi phơi/sấy khô.
Chích cam thảo: Tiến hành tẩm mật ong cho cam thảo khô. Tỷ lệ làm cứ 1kg cam thảo thì sử dụng 200ml mật ong và 200ml nước sôi. Sau đó, đem cam thảo đi sao khô cho đến khi dậy mùi là được.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Cát Phượng
Bác sĩ thú y
Xin chào, mình là Cát Phượng, một bác sĩ thú y với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong suốt sự nghiệp của mình, mình đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ những con chó và mèo đến các động vật hoang dã như hổ, sư tử và voi. Ngoài việc chăm sóc và điều trị cho các loài động vật, mình còn đam mê nghiên cứu và phát triển các phương pháp mới để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng. Mình cũng thường xuyên tham gia các hoạt động như giảng dạy và đào tạo để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình với cộng đồng. Ngoài công việc, mình thích du lịch, đọc sách và tập thể dục để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Mình cũng rất yêu động vật và luôn mong muốn góp phần giúp cho các loài động vật được sống và phát triển tốt hơn.