Cây bình bát dây là một loại cây được người dân sử dụng như một loại rau trong các bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, ngoài công dụng là thực phẩm, bình bát dây còn được biết đến với những công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Hãy thông qua bài viết này để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng của cây bình bát dây.
Bình bát dây là cây gì? có tác dụng gì? có ăn được không?
Bình bát dây là cây gì?
Cây bình bát dây thuộc họ bí-Cucurbitaceae, có tên khoa học là Coccinia cordifolia.
Cây bình bát là loại cây mọc dại, phân bố ở rất nhiều quốc gia như Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam. Có thể tìm thấy cây này ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam, từ vùng núi cao đến vùng đồng bằng.
Cây bình bát là loại cây thân thảo. Dù thuộc họ bí những không giống những cây khác trong họ, thân của bình bát nhẵn, không có lông và có kích thước mảnh mai. Thân mọng nước. Cây bình bát có thể dài tới 5m hoặc thậm chí là hơn.
Lá của cây bình bát mọc xen kẽ. Mép là có răng cưa to, cuống lá dài. Lá có hình năm thùy tam giác tạo thành các mũi nhọn. Tua cuốn đơn, mọc đối diện với là. Hoa của cây bình bát có màu trắng, năm cánh như ngôi sao.
Hoa đực và hoa cái có cấu trúc tương tự nhau, thường mọc ở nách lá. Quả của cây bình bát có hình trứng thuôn. Khi còn non có màu xanh, khi chín chuyển thành màu đỏ. Bên trong quả chứa nhiều thịt và hạt. Vị của quả ngọt thanh, có mùi thơm nhẹ.
Cây bình bát có tác dụng gì?
Cây bình bát có chứa enzym hormon và vết của alcaloid. Dịch lá chứa một một amylase. Rễ chứa acetat lupeol và aceta B-amyril và B-sitosterod. Quả non chứa lypeol, B-amyrin và cả cucurbitacin B-glucosid.
Cây bình bát theo đông ý có vị ngọt, tính mát. Vì vậy, loại cây này có tác dụng thanh nhiệt, mát phổi, giải độc. Loại cây này thường được sử dụng để chữa các bệnh như khô miệng, khát nước nhiều, trị táo bón, tiểu buốt tiểu rát, nóng trong người dẫn đến nổi mụn.
Một số bài thuốc chữa bệnh phổ biến từ cây bình bát
Điều trị đái tháo đường
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng enzyme Glucosidase có thể bị ức chế bởi các chiết xuất từ dây bình bát. Có thể thấy rằng đây là cơ sở khoa học để khẳng định cây bình bát dây có thể hỗ trợ điều trị, góp phần làm giảm đường huyết của người bệnh.
- Chuẩn bị: 100g lá bình bát dây non; thịt cua.
- Cách thực hiện: Đem lá non của cây bình bát đi rửa với nước sạch. Đun nước sôi với thịt của, sau khi nước sôi thì cho bình bát vào, cho các gia vị tùy theo khẩu vị của gia đình. Sử dụng cây bình bát thường xuyên có thể góp phần làm tăng sức khỏe của con người.
Điều trị nóng trong người, nổi mụn nhọt, tiểu rát, tiểu buốt
Cây bình bát có tính hàn vì vậy thích hợp cho các bài thuốc điều trị nóng trong người, nổi mụn nhọt.
- Chuẩn bị: 50g dây bình bát; 30g rễ cây chùm ngây; 20g cam thảo dây; 400ml nước.
- Thực hiện: Đem các nguyên liệu sắc với 400 ml nước cho đến khi nước cạn còn lại 100ml thì tắt bếp. Chia thành hai phần bằng nhau, sử dụng hết trong ngày.
Chữa lở loét và vết thương do côn trùng cắn.
- Nguyên liệu: 50g lá bình bát tươi.
- Thực hiện: Giã nhuyễn lá bình bát tươi sau đó lấy bã đắp lên vết thương bị lở loét hoặc vết thương do bị côn trùng cắn. Ngoài ra, đem hạt của cây bình bát dây nghiền nát trộn với dầu dừa có thể hỗ trợ điều trị bệnh ghẻ.
Chữa trúng độc
Cách 1: sử dụng rễ tươi.
- Chuẩn bị: rễ của cây bình bát.
- Thực hiện: Đem rửa sạch rễ của cây sau đó giã nát, vắt lấy nước cốt để uống.
Cách 2: Sử dụng rễ phơi khô.
- Chuẩn bị: 30-50g rễ khô.
- Thực hiện: Đêm rễ khô thái nhỏ và sắc với 200ml nước. Uống hết trong một ngày.
Chữa bệnh trĩ
- Nguyên liệu: 50g bình bát tươi; 50g rau diếp cá tươi; 5g hoa mào gà; 5g xơ mướp.
- Thực hiện: Đem sắc các nguyên liệu với nước sạch, thuốc thu được uống hết trong ngày.
Ngoài các bài thuốc trên, cây bình bát còn được sử dụng trong các bài thuốc để điều trị bệnh lao phổi, bệnh xương khớp.
Bình bát dây có ăn được không?
Cây bình bát thuộc họ bí, vì vậy cả lá và quả của cây bình bát đều có thể ăn được. Trái bình bát non khi còn xanh sẽ có vị đắng và giòn. Trái khi chín sẽ có vị ngọt và mềm như quả hồng chín.
Lá bình bát được sử dụng như là một loại rau trong bữa ăn hằng ngày của người dân. Có thể đem lá cây bình bát nấu trung với tôm hoặc thịt heo. Loại canh này sẽ có tác dụng làm mát, giảm triệu chứng nóng trong người.
Đặc biệt, loại canh này rất phù hợp với người bị đái tháo đường do nó có chất làm ức chế enzym Glucosidase, giúp làm giảm đường huyết.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Về bài viết này
Cát Phượng
Bác sĩ thú y
Xin chào, mình là Cát Phượng, một bác sĩ thú y với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong suốt sự nghiệp của mình, mình đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ những con chó và mèo đến các động vật hoang dã như hổ, sư tử và voi. Ngoài việc chăm sóc và điều trị cho các loài động vật, mình còn đam mê nghiên cứu và phát triển các phương pháp mới để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng. Mình cũng thường xuyên tham gia các hoạt động như giảng dạy và đào tạo để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình với cộng đồng. Ngoài công việc, mình thích du lịch, đọc sách và tập thể dục để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Mình cũng rất yêu động vật và luôn mong muốn góp phần giúp cho các loài động vật được sống và phát triển tốt hơn.