Nếu bạn là một người có niềm đam mê với dòng tranh dân gian Đông Hồ thì chắc hẳn bạn sẽ biết đến bức tranh “Lợn ăn cây ráy”. Cây ráy là một loài thực vật có họ hàng với cây khoai môn (cách trồng cây khoai môn sáp vàng). Hơn nữa, củ được biết đến là gây ngứa khi tiếp xúc trực tiếp nhưng lại được coi như một loại dược liệu cổ truyền. Tuy nhiên, có rất nhiều vụ ngộ độc củ ráy xảy ra gần đây khiến nhiều người đặt câu hỏi thắc mắc về tác dụng của củ ráy là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Tác dụng của củ ráy (Thật bất ngờ)
Đặc điểm của cây ráy
Cây ráy có tên khoa học là Alocasia odora, còn được biết đến với những cái tên khác như dã vu hay ráy dại. Đây là một loài thực vật thân thảo. Chiều cao trung bình khoảng 0,3 – 1,5m. Phần trên của cây mọc thẳng đứng còn phần dưới thì mọc bò.
Rễ cây phát triển thành những củ dài trong lòng đất. Củ có vảy màu nâu, được chia thành nhiều đốt ngắn.
Phần phát triển thẳng đứng ở phía trên mặt đất là phần lá. Lá cây ráy có kích thước khá to, hình trái tim. Mép lá nguyên hoặc hơi lượn. Chiều dài của lá khoảng 10 – 50cm còn chiều rộng khoảng 8 – 45cm. Cuống lá cũng rất dài, khoảng 15 – 120cm. Lá có màu xanh đậm, có hình dáng khá giống với lá của cây dọc mùng nên khiến nhiều người nhầm lẫn.
Cây ráy cũng có hoa. Hoa thuộc loại đơn tính, bao gồm hoa đực và hoa cái. Trong đó, hoa đực và tập trung ở phía trên cao còn hoa cái lại tập trung ở phần gốc.
Quả ráy mọng nước, có hình trứng và khi chín có màu đỏ.
Từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm là thời điểm cây ráy ra hoa và kết quả.
Trong tự nhiên, cây ráy thường mọc hoang rất nhiều mà không mất công trồng và chăm sóc ở những khu vực đất ẩm thấp ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc,…
Tác dụng của củ ráy là gì?
Theo nghiên cứu, thông qua việc chiết xuất củ ráy cho thấy rằng, bên trong củ ráy có chứa một số khoáng chất tốt như canxi, sắt, magie, kali hay coumarin, saponin và flavonoid… Chính vì thế, củ ráy mang lại những tác dụng sau:
– Ngăn ngừa, phòng chống ung thư
– Ổn định đường huyết
– Hỗ trợ điều trị tiêu chảy
– Chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm
– Nhuận tràng, lợi tiểu
Trong dân gian, người ta thường sử dụng củ ráy để giảm sốt, trị bệnh gout hay mụn nhọt ngoài da và đau nhức xương khớp do phong tê thấp,…
Bên cạnh đó, theo phương diện khoa học trong y học hiện đại thì củ ráy lại không được nghiên cứu để sử dụng.
Ngoài củ, những bộ phận khác của cây ráy như lá cũng có thể sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi lợn.
Người ta cũng có thể trồng cây ráy để làm cảnh với tác dụng trang trí, hút bụi bẩn, làm cho không khí sạch và trong lành hơn.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua những mặt trái của củ ráy.
Bạn cần để cây ráy tránh xa tầm tay của trẻ em, nếu trẻ em ăn phải có thể bị ngộ độc.
Trong cây ráy có chứa canxi oxalat – một chất có trong nhựa cây có thể gây kích ứng, bỏng và sưng da khi tiếp xúc trực tiếp. Chính vì thế, khi tiếp xúc trực tiếp, bạn cần vô cùng thận trọng.
Có thể trồng cây ráy hay không?
Hiện nay, có nhiều giống cây ráy khác nhau, trong đó phổ biến nhất là cây ráy voi. Đây là giống cây ráy có lá to, chiều cao nổi bật và thân vững chãi.
Bạn hoàn toàn có thể trồng cây ráy để làm cảnh ở sân vườn, ban công hay trang trí quán cafe, khu du lịch,.. Đây cũng là một loài cây mang giá trị thẩm mỹ cao và thường được trồng kết hợp với cây trầu bà. (xem thêm trồng cây trầu bà trước nhà có tốt không hay cách trồng cây trầu bà trong nước)
Khi trồng cây ráy, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Đất trồng: Để phát triển tốt, cây ráy cần được trồng trên đất có chứa nhiều chất dinh dưỡng, độ tơi xốp cao, hả năng thoát nước tốt. Ngoài ra, bạn có thể trộn thêm vào đất một ít trấu, phân trùn quế hoặc phân bò để tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng.
– Ánh sáng: Cây ráy có thể phát triển tốt ở nơi có ánh sáng trực tiếp hoặc ánh sáng bán phần. Vì vậy, bạn có thể đặt cây sống dưới tán của các loài cây khác hoàn toàn không có vấn đề gì nhé!
– Nước tưới: Cây ráy là loài thực vật ưa ẩm. Mặc dù cây có thể chịu được ngập trong một thời gian dài nhưng nếu ngập quá lâu cây cũng sẽ chết. Chính vì thế, bạn nên tưới nước cho cây mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Chú ý lượng nước tưới cũng không quá nhiều.
– Phân bón: Trong quá trình chăm sóc cây ráy, bạn cũng nên thường xuyên bón thêm phân hữu cơ để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để cây phát triển tốt, tán lá cũng xanh tốt hơn.
– Sâu bệnh: Cây ráy có sức sống vô cùng mãnh liệt, hầu như không bị sâu bệnh phá hoại. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn được chủ quan đâu nhé!
Câu hỏi thường gặp
Trong y học hiện đại ở Việt Nam hiện nay, củ ráy ít được ứng dụng bởi còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm sử dụng loại củ này. Củ ráy cũng rất khó chế biến trong khi đó lại có nhiều vị thuốc hay hơn, an toàn hơn mà hiệu quả điều trị lại cao hơn.
Bạn không nên tự ý sử dụng củ ráy để chữa bệnh mà phải tham khảo ý kiến của đội ngũ bác sĩ và các chuyên gia. Việc tự ý sử dụng củ ráy để chữa bệnh có thể gây ra nhiều tác hại, nếu nhẹ thì bỏng rát vùng lưỡi, miệng, nuốt đau gây bỏng niêm mạc họng miệng, còn nếu nặng hơn có thể gây phù nề thanh quản, ngừng hô hấp hay thậm chí là tử vong.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lưu ý
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!