Cũng giống như cỏ thìa, cỏ ngưu mao chiên là một loại thực vật thủy sinh được nhiều người yêu thích sử dụng để làm nền cho bể cá thủy sinh của mình. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc rằng, cỏ ngưu mao chiên có cần CO2 không? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này một cách đầy đủ và chi tiết nhất nhé!
Trồng cỏ ngưu mao chiên có cần khí CO2 không?
Cỏ ngưu mao chiên là gì?
Cỏ ngưu mao chiên có tên khoa học là Eleocharis acicularis. Người ta còn gọi nó bằng cái tên khác là cỏ lông trâu. Chiều cao trung bình của loài cây này khoảng 5cm. Trên thế giới, loài thực vật thủy sinh này phân bố phổ biến ở khu vực châu Âu, Trung và Đông Nam Châu Á cho đến tận phía nam Ecuador.
Đây là một loại thực vật thân dài với chiều cao trung bình khoảng 5cm. Cây có màu xanh đặc trưng, với đặc tính mọc lan và che phủ toàn bộ phần phân nền trong bể thủy sinh nên nó thường được trồng để làm nền, giúp cho bể thủy sinh trở nên đẹp hơn.
Cây thường hình thành những gai hoa nhỏ giữa các lá phẳng xếp chồng lên nhau. Những bông hoa của cỏ ngưu mao chiên có kích thước nhỏ, đường kính dưới 5mm. Hoa mọc ra ở đầu mỗi thân thành các bông hình mũi nhọn.
Cỏ ngưu mao chiên cũng có một số biến thể như cỏ ngưu mao chiên lùn xòe hay cỏ ngưu mao chiên cao.
Cỏ ngưu mao chiên có cần CO2 không?
Cỏ ngưu mao chiên là một dòng cây thủy sinh rất đẹp. Dưới ánh sáng với cường độ mạnh và môi trường đầy đủ khí CO2, giàu dinh dưỡng thì những chiếc lá của cỏ ngưu mao chiên sẽ bị xoăn lại. Mức độ xoăn của lá sẽ trở nên nhiều hơn khi bạn cắt tỉa chúng.
Nhìn chung thì loài thực vật thủy sinh này có thể không cần khí CO2 mà vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu được, bạn vẫn nên bổ sung một lượng khí CO2 vừa phải vào trong bể. Việc bổ sung CO2 sẽ giúp cỏ ngưu mao chiên tăng khả năng quang hợp và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Từ đó sẽ giúp bạn có một thảm cỏ ngưu mao chiên đẹp mắt trong bể.
Cách trồng và chăm sóc cỏ ngưu mao chiên
Thông thường, người ta thường trồng cỏ ngưu mao chiên theo phương pháp gieo hạt. Trước hết, bạn cần chuẩn bị những hạt giống chất lượng. Sau đó, đem hạt giống rải đều trên mặt nền đất thủy sinh rồi tưới nước đều lên mặt nền đất thủy sinh. Sau khi gieo hạt thì bạn đổ nước dọc thành bể để nước nhẹ nhàng dâng lên không bị động hoặc xáo trộn trong bể (chú ý đổ đầy bể hoặc đổ ngang mặt đất). Cuối cùng, bạn bật đèn chiếu sáng tối thiểu ngày 8 tiếng mỗi ngày cho đến khi cây mọc đều hết.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trồng cây cỏ ngưu mao chiên bằng cây con. Cây con sau khi mua về cần được rửa sạch, vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ mầm bệnh, ốc, sán,... Sau đó, bạn tách từng bụi cỏ nhỏ ra để cắm cây xuống nền. Chú ý khoảng cách giữa các bụi cỏ dao động khoảng 1 - 3cm. Việc cắm cây như thế này cũng đòi hỏi sự kiên trì mới có thể phủ kín được lớp nền của bể thủy sinh.
Mặc dù cách trồng khá đơn giản nhưng việc chăm sóc lại khá phức tạp. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý trong quá trình chăm sóc cỏ ngưu mao chiên.
- Cỏ ngưu mao chiên có đặc tính phát triển khá chậm, cần có điều kiện môi trường đủ tốt như đất nền nhiều chất dinh dưỡng, ánh sáng vừa phải, nước sạch,...
- Nhiệt độ thích hợp nhất cho cỏ ngưu mao chiên sinh trưởng và phát triển tốt là khoảng 24 - 28 độ C.
- Nếu không đảm bảo được việc cung cấp ánh sáng tự nhiên cho cây, bạn có thể sử dụng các loại đèn chuyên dụng cho cây thủy sinh có mức quang thông tốt, có công suất đèn cao.
- Chú ý không để cỏ ngưu mao chiên bị dư thừa chất dinh dưỡng, ánh sáng và CO2. Điều này có thể làm cỏ bị rêu hại bám vào.
- Về chế độ nước, để đảm bảo cây có nước sạch, bạn nên tiến hành thay nước thường xuyên. Mỗi tuần, bạn nên thay nước từ 1 đến 2 lần, mỗi lần 30% nước trong bể thủy sinh của bạn.
- Việc cắt tỉa cũng sẽ giúp cỏ ngưu mao chiên mọc lên lá mới và đẹp hơn thay thế những lá cũ đã già yếu hoặc bị rêu hại bám vào. Thời điểm thích hợp để tiến hành cắt tỉa cho cỏ ngưu mao chiên là khi chúng đạt kích thước khoảng 5 - 6cm.
Câu hỏi thường gặp
Cỏ ngưu mao chiên có thể bị vàng úa do nhiệt độ trong bể quá cao (có thể vượt mức 30 độ C) hoặc do mất cân bằng dinh dưỡng trong bể. Bạn nên đảm bảo rằng nhiệt độ trong bể luôn ổn định, không được để cây gặp tình trạng dư thừa các chất dinh dưỡng.
Cỏ ngưu mao chiên có thể xuất hiện các đốm đen trên lá hoặc rêu chùm đen bám vào lá. Điều này có thể là do hệ thống lọc trong bể quá yếu, không đủ để đẩy dòng lưu thông khắp bể.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Phương Linh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, mọi người!. Tôi là Phương Linh, một bác sĩ thú y và chuyên gia nghiên cứu về động vật. Hiện tại, tôi 29 tuổi và đam mê công việc của mình từ khi còn rất trẻ. Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ thú y và sau đó tiếp tục học tập và nghiên cứu về các loài động vật khác nhau, đặc biệt là thú cưng. Ngoài công việc của mình, tôi cũng rất đam mê viết sách về động vật và thú cưng. Tôi hy vọng qua việc viết sách, tôi có thể chia sẻ với mọi người những kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thế giới động vật và giúp cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn bên cạnh những người bạn bốn chân của chúng ta. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về động vật hay thú cưng, hãy liên hệ với tôi. Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người. Cảm ơn bạn đã đọc giới thiệu về tôi!