Hiện nay, ngoài việc nuôi cá cảnh thì nhiều người còn kết hợp với các loài thủy sinh khác để tạo thêm môi trường đa dạng cho bể cá. Và một trong số đó chính là cỏ narong vì chúng phổ biến và cũng rất đẹp, sang trọng phù hợp với rất nhiều loài cá. Vậy cỏ narong là cỏ gì? Cách trồng và chăm sóc trong bể thủy sinh liệu có khó không? Vấn đề này có thể được hiểu như sau:
Cỏ narong là gì? Cách trồng và chăm sóc trong bể thủy sinh
Cỏ narong là cỏ gì? Cách trồng và chăm sóc
Cỏ narong cũng giống như một số loại cỏ khác. Tuy nhiên cỏ này lại có thân mềm mại và sống được ở môi trường nước. Xuất phát nguồn gốc từ loài cỏ này chính là những vùng nước đọng ở nước Thái Lan và một số khu vực ở Đông Nam Á. Cỏ narong có chiều dài hơn so với cỏ bình thường, từ 15 - 25 cm và uốn lượn được theo dòng nước chảy.
Về vấn đề trồng và chăm sóc trong bể thủy sinh thì chúng cũng khá dễ chăm sóc. Nhất là đối với môi trường bể thủy sinh thì cây phát triển thuận lợi nhất. Độ pH thích hợp cho chúng là từ 5 - 7. Nếu bể có độ pH cao hãy sử dụng phương pháp giảm độ pH an toàn.
Bên cạnh đó, có những nội dung cần lưu ý khi chăm sóc cỏ narong thủy sinh hiện nay là:
Chú ý mật độ CO2: Một số loại cỏ hiện nay cần CO2 để có được sự phát triển vượt trội nhất. Cỏ narong cũng thế, muốn có được cỏ narong đẹp và khỏe thì bạn có thể chú ý và bổ sung thêm CO2 cho cỏ narong.
Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cỏ narong: Việc quan tâm yếu tố dưỡng chất cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của cỏ narong. Bạn có thể bón thêm phân giàu kali, nitrat và một số chất khác.
Cường độ ánh sáng: Cỏ narong thích hợp với ánh sáng vừa phải chứ không phải ánh sáng quá gắt hay ánh nắng trực tiếp chiếu rọi vào. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến nhiệt độ nước, nhiệt độ nước nên mát mẻ từ 20 - 25 độ C.
Một số vấn đề có thể gặp trong quá trình chăm sóc cỏ narong
Khi chăm sóc loài cỏ này, có thể do tác động từ môi trường bên ngoài hoặc do cách chăm sóc mà cỏ narong có thể gặp một số vấn đề. Bạn cũng cần có kiến thức ở lĩnh vực này để có thể xử lý chúng.
Bệnh vàng lá: Bệnh vàng lá thường xuất hiện khi cây bị thiếu chất dinh dưỡng hoặc do ánh sáng quá mạnh. Do vậy, bạn nên cân nhắc cây bị vàng lá vì lí do gì mà có sự điều chỉnh phù hợp. Nếu như xác định ánh sáng quá mạnh, bạn có thể di chuyển bể sang những nơi có ánh sáng nhẹ hơn. Nếu thiếu dưỡng chất thì bạn có thể tiến hành việc bón thêm phân cho cỏ.
Bệnh úng lá ở cỏ narong: Thông thường cỏ narong úng lá là do có sự tác động của môi trường, đó có thể do nước bị ô nhiễm hay do các loại cá, tôm cắn hoặc đập mạnh vào lá. Bạn có thể tỉa phần lá bị úng đi để tránh gây ảnh hưởng chung cho cả cây.
Câu hỏi thường gặp
Giá thành cỏ narong hiện nay dao động từ 30.000 – 60.000/cây tùy vào kích thước của cây và giá khác nhau giữa các nơi bán. Bạn nên lựa chọn những cây khỏe mạnh, xanh tươi để dễ chăm sóc. Bạn cũng có thể tham khảo thông tin trên mạng internet hoặc người quen để có được cỏ tốt nhất cho bể thủy sinh của mình.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Phương Linh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, mọi người!. Tôi là Phương Linh, một bác sĩ thú y và chuyên gia nghiên cứu về động vật. Hiện tại, tôi 29 tuổi và đam mê công việc của mình từ khi còn rất trẻ. Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ thú y và sau đó tiếp tục học tập và nghiên cứu về các loài động vật khác nhau, đặc biệt là thú cưng. Ngoài công việc của mình, tôi cũng rất đam mê viết sách về động vật và thú cưng. Tôi hy vọng qua việc viết sách, tôi có thể chia sẻ với mọi người những kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thế giới động vật và giúp cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn bên cạnh những người bạn bốn chân của chúng ta. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về động vật hay thú cưng, hãy liên hệ với tôi. Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người. Cảm ơn bạn đã đọc giới thiệu về tôi!