Hiện nay, việc trồng cây thủy sinh đang dần trở nên phổ biến và không còn quá xa lạ với nhiều người. Đa số các loài thực vật nói chung hay các loài cây thủy sinh nói riêng đều cần khí CO2 để sinh trưởng và phát triển. Vậy, liệu rằng có ngoại lệ nào, cây thủy sinh không cần CO2 vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt mà lại dễ trồng và chăm sóc hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!
Những cây thủy sinh không cần CO2 vẫn phát triển tốt
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Cây thủy sinh không cần CO2
Cây rêu
Cây rêu có sức sống mạnh mẽ, có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khắc nghiệt. Đây là một trong những loài cây thủy sinh không cần CO2 được trồng nhiều nhất. Trồng cây rêu không chỉ giúp bể cá thêm sinh động mà còn cung cấp nơi trú ẩn cho các loài cá. Có thể kể đến các loại rêu hay được trồng trong bể như Rêu pelia, rêu flame, Rêu MiniTaiwan, Rêu mini fiss, Rêu java, Rêu weeping hay rêu ricca.
Giá bán sẽ tùy từng loại rêu
Cây rong La Hán
Cây rong La Hán cũng là một trong những loại cây thủy sinh không cần CO2. Đây là một loại cây vô cùng dễ trồng, có thể phát triển nhanh lại cho tán lá đẹp. Tán cây rong La Hán có thể đạt chiều dài 20cm sau khi trồng một tuần. Chính vì vậy, nếu trồng loài cây này, bạn nên cắt tỉa thường xuyên để cây mang lại vẻ đẹp nhất.
Giá khoảng 20.000 đồng/3 cây
Cây rong đuôi chó
Giá khoảng 15.000 đồng/3 cây
Cũng giống như cây rong La Hán, cây rong đuôi chó cũng thuộc loại cây thủy sinh không cần CO2 mà lại rất dễ trồng và phát triển, không cần phải chăm sóc nhiều. Cây rong đuôi chó có tác dụng giúp cân bằng dinh dưỡng trong bể cá, ngăn sự phát triển của tảo lục hay hoạt động như một bộ lọc trong bể cá, cung cấp nơi trú ẩn cho các loài cá.
Cây bèo Nhật
Giá khoảng 15.000 đồng/30 cây con
Cây bèo Nhật thường nổi trên mặt nước, có tán lá tròn. Loài cây này mang lại vẻ đẹp tự nhiên và hoang sơ cho bể cá. Bên cạnh đó, cây bèo Nhật cũng hấp thụ các chất thải của cá, giúp môi trường nước trong bể trở nên trong lành hơn. Tuy nhiên, vì cây có tốc độ phát triển khá nhanh lại nổi trên mặt nước, bạn không nên thả quá nhiều bèo, có thể gây nên tình trạng thiếu ánh sáng cho cá trong bể.
Cây lưỡi mác
Giá 30.000 đồng/ gốc cây
Cây lưỡi mác có sức sống mạnh mẽ nên cũng không cần chăm sóc quá nhiều mà cây cũng có thể phát triển tốt. Rễ của cây lưỡi mác cắm sâu, giúp thông khí và giải nén khí dưới chất nền của bể cá. Bên cạnh đó, lá của cây lưỡi mác cũng có thể là nguồn thức ăn cho các loại tôm, tép cảnh. Vì thế, không có gì lạ khi cây lưỡi mác xuất hiện rất nhiều trong các bể cá thủy sinh.
Cây dương xỉ Java
Giá khoảng 40.000 đồng/gốc cây
Cây dương xỉ Java là một loại cây thủy sinh không cần CO2 có thể dễ dàng sinh trưởng và phát triển tốt ngay cả trong điều kiện chỉ là một hồ thủy sinh cơ bản. Tuy nhiên, rễ của cây dương xỉ Java không phát triển dài nên nó rất khó để tự bám vào đất. Bạn có thể sử dụng các loại dây để buộc thân chúng, cố định ở trong bể.
Cây súng thủy sinh
Giá khoảng 70.000 đồng/gốc cây
Cây súng thủy sinh là một loại thực vật có nguồn gốc từ Việt Nam. Cây có hoa rất đẹp, vô cùng dễ trồng. Đặc điểm nổi bật của loài cây này là có thân và lá màu tím. Bên cạnh đó, loại cây thủy sinh không cần CO2 này cũng vô cùng dễ tìm, thích hợp cho việc trang trí.
Cây tiêu thảo nâu
Giá khoảng 70.000 đồng/gốc cây
Cây tiêu thảo nâu có khả năng biến đổi mạnh về màu sắc bao gồm màu nâu vàng, xanh lá, đỏ. Ngay cả trong điều kiện ánh sáng thấp thì loài cây này cũng có thể phát triển nhanh và đổi màu lá khác nhau. Đây cũng là một loại cây thủy sinh không cần CO2 vô cùng phổ biến trong đời sống.
Lợi ích của cây thủy sinh
Cây thủy sinh là những loài cây có khả năng sống dưới nước một phần hoặc hoàn toàn hoặc cũng có thể là những loài cây có thể sống trong môi trường ẩm ướt (như đầm lầy, bùn đất,...) trong một khoảng thời gian dài.
Cây thủy sinh mang đến rất nhiều lợi ích, có thể kể đến như sau:
- Tác dụng trang trí, tạo cảnh quan cho không gian sống: Thông thường, một bể cá thủy sinh không thể thiếu các loài cây thủy sinh. Việc trồng thêm cây thủy sinh sẽ giúp bể cá có thêm màu xanh thiên nhiên, điểm tô thêm sắc đẹp. Một số loại cây khác có thể trồng trong chậu để đặt ở bàn làm việc, phòng khách,... mang lại cho con người cảm giác thư giãn và thoải mái.
- Hấp thụ các chất hại: Cây thủy sinh có thể hấp thụ các chất độc như kim loại nặng bằng lá, phân nền, nitrat,… Ngoài ra, chúng có thể giải phóng các hợp chất có lợi, cải thiện chất lượng vi sinh và độ trong của bể cá.
- Cung cấp khí oxy tự nhiên: Các loại cây thủy sinh sẽ hấp thụ khí CO2 do cá trong bể nhả ra và tạo thành khí oxy. Tuy nhiên, lượng oxy mà chúng tạo ra khá ít.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Lê Hồng
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Lê Hồng – một chuyên gia về động vật đam mê nghiên cứu và chăm sóc các loài vật trong tự nhiên. Tôi năm nay 34 tuổi và đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Tôi yêu thích động vật từ nhỏ và luôn muốn hiểu rõ hơn về chúng. Đó là lý do tại sao tôi đã theo đuổi con đường này và đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu động vật. Ngoài việc là một chuyên gia về động vật, tôi còn rất đam mê viết blog về động vật để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình đến cộng đồng. Tôi tin rằng việc chia sẻ này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về cuộc sống của các loài vật và cách chúng ta có thể bảo vệ chúng. Tôi hy vọng thông qua những hoạt động của mình, tôi sẽ giúp đỡ mọi người có được những thông tin hữu ích về động vật và đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực này.