Khi nhắc đến cây tần bì, người ta sẽ nghĩ đến một loài cây thân gỗ. Không chỉ là một loài cây cung cấp gỗ cho con người mà những bộ phận khác của cây (vỏ thân, vỏ cành, nhựa cây) cũng có thể sử dụng để làm thuốc với tác dụng điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. Vậy bạn đã biết những thông tin gì về cây tần bì hay chưa? Đây là loại cây gì và có tác dụng như thế nào? Để biết thêm những thông tin hữu ích về cây tần bì, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cây tần bì là cây gì? Có tác dụng như thế nào?
Cây tần bì là cây gì?
Cây tần bì có tên khoa học là fraxinus ornus, còn được gọi là tần bì tàu hay tu chanh. Người ta cho rằng, dược liệu tần bì có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Đây là một loài cây có thân gỗ màu xám, có vỏ nhẵn. Chiều cao trung bình của cây tần bì là khoảng 12 - 15m.
Lá của cây có màu xanh lá, hình dạng tựa lông chim. Những chiếc lá mọc chen chúc với nhau, tạo thành hình gợn sóng rất đẹp.
Hoa thường mọc thành chùm ở nách lá, không có cánh và tỏa ra hương thơm nhẹ nhàng. Trong đó, hoa tần bì đực thường có kích thước ngắn hơn so với hoa cái. Việc thụ phấn của hoa chủ yếu là nhờ gió.
Quả tần bì cũng mọc thành chùm tương tự như hoa. Mỗi quả có chiều dài khoảng 2 - 4cm, chiều rộng 5 - 8mm. Bên trong quả có chứa những hạt nhỏ, có hình hơi giống hình thoi.
Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 3 đến tháng 5, đậu quả vào khoảng tháng 7 đến tháng 8 hằng năm.
Ở Việt Nam, cây tần bì phân bố ở vùng núi như Ba Vì (Hà Nội), Mai Châu (Hòa Bình), Thanh Liêm (Hà Nam), Đà Lạt (Lâm Đồng),...
Cây tần bì có tác dụng như thế nào?
Theo các nghiên cứu, thành phần hóa học của tần bì có chứa cerylmontanat, ceryllignocerat, melissyl alcoho, cerylalcohol, coumarin esculetin, raxitin, fraxin,...
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng một số bộ phận của cây tần bì để làm thuốc. Đặc biệt là nhựa cây, có đặc tính khá dẻo với vị ngọt. Các loại côn trùng đục khoét, tạo ra các lỗ trên thân cây hoặc các khe nứt trên vỏ cây là nguyên nhân hình thành nhựa cây tần bì. Khi mới được hình thành, nhựa cây sẽ vị đắng, màu tím. Sau khi đông đặc lại thì nhựa cây mới có vị ngọt và màu sắc chuyển sang trắng.
Phần nhựa cây tần bì đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nó có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn như lỵ, thương hàn,... hay các tác dụng khác như nhuận tràng, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, điều trị táo bón,...
Phần vỏ thân, vỏ cành của tần bì có vị chát đắng, tính mát nên theo y học cổ truyền, nó có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, chỉ huyết và sinh cơ. Còn theo y học hiện đại, vỏ của tần bì có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa quá trình lão hóa. Chính vì thế, tần bì cũng là một nguyên liệu tốt để sản xuất các loại mỹ phẩm để ngăn chặn quá trình lão hóa.
Bên cạnh đó, lá, hoa và quả của tần bì cũng có thể sử dụng để làm dược liệu, điều trị một số triệu chứng bệnh vô cùng hiệu quả.
Một số cách sử dụng cây tần bì
Đối với phần vỏ (thân, cành) của tần bì, người ta thường sử dụng để điều trị một số bệnh như viêm gan hoàng đản, viêm kết mạc, mắt bột, loét giác mạc,... Mỗi ngày sử dụng khoảng 9 - 15g dưới dạng sắc nước để uống.
Đối với lá, người ta thường sử dụng để điều trị một số bệnh ngoài da như dị ứng, nổi mày đay, mụn nhọt, viêm da hay các vết thương ngoài da gây chảy máu. Lá sẽ được sử dụng dưới dạng sắc lấy nước để uống. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng lá dưới dạng tươi, đem đi rửa sạch rồi giã nát. Sau đó, lấy phần bã đắp lên vùng da bị tổn thương.
Phần hoa của tần bì cũng thường được dùng để điều trị các triệu chứng bệnh về phổi (ví dụ như ho, hen suyễn,...) dưới dạng thuốc sắc để uống. Liều lượng sử dụng mỗi ngày là khoảng 6 - 15g.
Quả tần bì được sử dụng để điều trị đau dạ dày. Cách sử dụng như sau: Đem quả tần bì đốt thành than rồi ngâm vào nước khi còn nóng. Sau đó, lấy dung dịch nước này để uống.
Dưới đây là một số bài thuốc cụ thể từ cây tần bì mà bạn có thể tham khảo:
- Điều trị viêm phế quản: Sử dụng tần bì dưới dạng viên nén, mỗi viên có chứa 0,3g được điều chế từ tần bì. Mỗi lần sử dụng uống 2 viên, mỗi ngày 2 lần.
- Điều trị đại tràng táo kết: Chuẩn bị tần bì và đại hoàng, mỗi loại 6g. Đem những nguyên liệu trên sắc lấy nước để uống mỗi ngày 1 thang.
- Điều trị lỵ: Chuẩn bị tần bì và hoàng bá, mỗi loại 6g. Đem nguyên liệu sắc lấy nước để uống mỗi ngày 1 thang.
- Điều trị chứng bốc hỏa, mắt sưng đau: Chuẩn bị 12g hoàng liên ô rô và 12g vỏ cây tần bì. Sau đó, đem nguyên liệu sắc lấy nước để uống mỗi ngày 1 thang.
Câu hỏi thường gặp
Thông thường, việc thu hoạch vỏ của tần bì sẽ được tiến hành vào mùa xuân. Khi thu hoạch, bạn cần bóc lấy vỏ thân hoặc vỏ cành. Sau khi mang về thì đem đi rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô để sử dụng.
Vì có tên gọi khá giống nhau nên người ta thường nhầm lẫn tần bì với trần bì. Tuy nhiên, đây là 2 loại dược liệu khác nhau, trong khi tần bì thuộc họ nhài thì trần bị thuộc họ cam. Bạn cần chú ý vấn đề này để tránh những nhầm lẫn trong quá trình sử dụng.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Phương Linh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, mọi người!. Tôi là Phương Linh, một bác sĩ thú y và chuyên gia nghiên cứu về động vật. Hiện tại, tôi 29 tuổi và đam mê công việc của mình từ khi còn rất trẻ. Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ thú y và sau đó tiếp tục học tập và nghiên cứu về các loài động vật khác nhau, đặc biệt là thú cưng. Ngoài công việc của mình, tôi cũng rất đam mê viết sách về động vật và thú cưng. Tôi hy vọng qua việc viết sách, tôi có thể chia sẻ với mọi người những kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thế giới động vật và giúp cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn bên cạnh những người bạn bốn chân của chúng ta. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về động vật hay thú cưng, hãy liên hệ với tôi. Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người. Cảm ơn bạn đã đọc giới thiệu về tôi!