Là một loài thực vật có nguồn gốc từ khu vực châu Á, cây đuôi chồn còn được gọi bằng những cái tên khác như cây ráng vệ nữ có đuôi, cây thần đuôi hay cây đuôi cáo. Đây là một loại cây dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian từ xưa đến nay. Vậy bạn đã biết cây đuôi chồn là cây gì hay chưa? Cây đuôi chuồn có tác dụng gì và để chữa trị bệnh gì? Mời bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Cây đuôi chồn là cây gì? Có tác dụng gì? chữa trị bệnh gì?
Cây đuôi chồn là cây gì?
Tên khoa học của cây đuôi chồn là Asparagus densiflorus 'Sprengeri' hay Asparagus densiflorus 'Myers'. Lý do nó được gọi là cây đuôi chồn vì hình dáng của nó khá giống với đuôi của loài chồn hay loài cáo. Rễ của cây khá ngắn, có màu trắng.
Chiều cao trung bình của cây khoảng 1.5m. Mỗi cây sẽ có khoảng 3 - 5 cành nhỏ. Mỗi cành sẽ có khoảng 5 lá. Lá cây có hình kim, mọc thành từng chùm. Cuống lá dài khoảng 5 - 15cm. Màu sắc của lá là màu xanh đậm, được bao phủ bởi một lớp lồng mềm và có thêm khía sâu ở mép trên.
Hoa của cây đuôi chồn có màu tím với mùi hương rất thơm, mọc thành chùm, tập trung ở ngọn cây.
Chiều dài của mỗi chùm hoa đuôi chồn là khoảng 15 - 20cm. Thông thường, hoa sẽ nở vào tháng 7 đến tháng 9 hằng năm.
Việc thu hái cây đuôi chồn có thể tiến hành quanh năm. Người ta đều có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây đuôi chồn. Sau khi thu hoạch thì cần đem cây đi rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Cây đuôi chồn có tác dụng gì, chữa trị bệnh gì?
Theo nghiên cứu, thành phần hóa học chính của cây đuôi chồn bao gồm acid galic, đường, tinh dầu, Tanin và chất đắng.
Theo nghiên cứu của Y học cổ truyền, cây đuôi chồn có vị đắng, tính bình. Chính vì thế, nó có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, tiêu viêm, giải độc. Người ta thường sử dụng cây đuôi chồn để điều trị các bệnh lý về ngựa và ngoài da như sưng vú, vết thương do bị bỏng hoặc ngoại thương xuất huyết,.
Còn theo một số nghiên cứu của y học hiện đại, cây đuôi chồn có những tác dụng sau:
- Kháng viêm: Cây đuôi chồn chứa nhiều thành phần chống oxy hóa, có đặc tính kháng viêm. Điều này giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Kháng khuẩn: Thành phần dưỡng chất có trong cây đuôi chồn có công dụng kháng khuẩn, giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Do đó, người ta có thể sử dụng cây đuôi chồn để chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu hay các bệnh lý đường hô hấp như ho nhiều hoặc long đờm,...
- Chữa lành vết thương: Các thành phần hóa học có trong cây đuôi chồn có tác dụng làm tăng sinh các tế bào nội mô, từ đó bảo vệ cơ thể và hỗ trợ làm lành các vết thương một cách nhanh chóng.
Một số bài thuốc dân gian từ cây đuôi chồn
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ cây đuôi chồn mà bạn có thể tham khảo:
- Bài thuốc lợi tiểu và giúp hạ sốt: Chuẩn bị 5 – 10g cây đuôi chồn khô. Đem nguyên liệu đi rửa sạch rồi sắc chung với 3 bát nước. Sau đó, chắt lấy nước và chia làm 3 lần uống. Uống liên tục trong vòng 3 – 5 ngày để giúp giảm sốt và lợi tiểu.
- Bài thuốc điều trị chứng ho và long đờm ở trẻ: Chuẩn bị 5 - 10g cây đuôi chồn khô để sắc thuốc lấy nước uống, chia thành 2 lần cho trẻ uống trong ngày. Sử dụng cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Bài thuốc điều trị sỏi tiết niệu ở trẻ em: Chuẩn bị 6g cây đuôi chồn cùng 9g cốc tinh thảo, đem sắc với nước rồi chia thuốc ra làm 2 – 3 phần và cho trẻ uống trong ngày.
- Bài thuốc điều trị vết rắn cắn: Chuẩn bị một nắm lá cây đuôi chồn tươi, đem rửa sạch rồi giã nát và đắp lên vết thương gây ra do rắn cắn.
- Bài thuốc điều trị phong thấp: Chuẩn bị khoảng 30 - 50g cây đuôi chồn, đem sắc lấy nước để uống. Mỗi ngày chia ra thành 3 lần uống sau bữa ăn sáng, trưa và tối. Uống liên tục trong một thời gian nhất định (trong khoảng 2 tuần) là thuốc sẽ phát huy tác dụng, các triệu chứng của bệnh phong thấp sẽ thuyên giảm.
- Bài thuốc điều trị chứng tiểu rắt, bí tiểu hoặc tiểu són: Chuẩn bị 15g cây đuôi chồn, 15g xa tiền tử và 15g mộc thông. Đem những nguyên liệu trên để sắc lấy nước để uống liên tục trong 3 – 7 ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Câu hỏi thường gặp
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng cây đuôi chồn để ngâm rượu. Cách làm như sau: Chuẩn bị 50g cây đuôi chồn khô, đem đi rửa sạch, để ráo nước rồi ngâm trong 500ml rượu trắng. Thời gian ngâm là khoảng 1 tháng. Rượu ngâm cây đuôi chồn sẽ có tác dụng giúp giảm đau nhức do phong thấp gây ra. Mỗi ngày nên uống khoảng 30ml.
Mặc dù cây đuôi chồn khá lành tính, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nhưng để đảm bảo các bài thuốc từ dược liệu này mang lại hiệu quả điều trị cao, ngăn ngừa tác dụng phụ thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Tuân thủ tuyệt đối liều lượng đã được chỉ định.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bảo Anh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia chăm sóc thú cưng
Xin chào, tôi là Bảo Anh, 29 tuổi và hiện tại tôi đang làm bác sĩ thú y cũng như là chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi yêu thích động vật và luôn cố gắng tìm cách để giúp chúng có một cuộc sống khỏe mạnh. Tôi có kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý của thú cưng, cũng như tư vấn về dinh dưỡng và chăm sóc hàng ngày cho chúng. Tôi luôn nỗ lực để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của thế giới động vật và các nghiên cứu mới nhất về sức khỏe của chúng. Ngoài ra, tôi còn là một người thân thiện và cởi mở. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ những người cùng đam mê với động vật. Tôi mong muốn được gắn kết với cộng đồng yêu thú cưng và cùng nhau chăm sóc cho các bé cưng của chúng ta được tốt nhất có thể. Đó là một vài thông tin về tôi. Cảm ơn bạn đã đọc và hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội trao đổi thêm trong tương lai.