Vẹt đầu hồng (tiếng Anh là Blossom-headed parakeet), tên khoa học là Psittacula roseata và là một loài vẹt họ Psittacidae. Loài vẹt này xuất hiện ở phía đông Bangladesh, Bhutan , phía đông bắc của Ấn Độ, Nepal, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Loài vẹt này không được xem là loài bị đe dọa nghiêm trọng nhưng lại được liệt kê trong Sách Đỏ IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế).
Hướng dẫn cách nuôi vẹt đầu hồng chi tiết từ A-Z
Ngoại hình
Vẹt đầu hồng có lông chủ yếu màu xanh lá cây, chúng dài khoảng 30 cm, với phần đuôi chiếm hơn một nửa chiều dài (cụ thể là 18cm), cân nặng trung bình của loài vẹt này từ 75 – 85 g. Ngoài hình của loài vẹt này lớn hơn một chút so với vẹt LoveBird, nhưng bạn có thể nuôi cùng với nhau.
Con đực: Đầu của con đực có màu hồng, chúng có viền đen kéo dài từ sau gáy loang rộng ra xuống dưới cằm, lông đuôi có màu xanh lục. Mỏ trên màu vàng, mỏ dưới màu đen.
Con cái: Có đầu màu xám nhạt, không có viền đen. Những con chim chưa trưởng thành có đầu màu xanh lá cây và cằm màu xám. Cả trên và dưới mỏ đều có màu hơi vàng và không có mảng lông màu đỏ ở cánh.
Con cái đạt được bộ lông trưởng thành khi được 15 tháng và con đực sau 30 tháng. Chân có màu xám và mắt màu đen.
Hành vi và tập tính
Tập tính sinh sản: Chúng thường làm tổ vào tháng 7 - tháng 8, mỗi năm loài vẹt này chỉ đẻ một lứa, mỗi lứa vẹt cái sẽ đẻ từ 4 - 6 quả trứng. Thời gian ấp trứng diễn ra khoảng 22 - 24 ngày, vẹt đực và vẹt cái đều tham gia vào quá trình ấp trứng. Vẹt con sẽ được vẹt bố và vẹt mẹ chăm sóc 7 - 8 tuần, khoảng 2 - 3 tuần sau vẹt đầu hồng sẽ sống tự lập. Nhưng vẹt con thường ở lại với bố mẹ chúng khoảng một thời gian trước khi bay đi. Thời gian vẹt con ở bên cạnh vẹt bố mẹ sẽ giúp chúng học hỏi được nhiều kỹ năng.
Giống với loài vẹt yến phụng, vẹt đầu hồng là loài vẹt thân thiện, dễ gần và tình cảm. Chúng là loài vẹt không gây ồn ào nhiều, rất phù hợp với những người sống ở chung cư. Khi được nuôi từ nhỏ vẹt sẽ rất dễ thuần phục, loài vẹt này ít đòi hỏi thời gian bên cạnh chủ hơn các loài vẹt khác, nhưng chúng vẫn cần tương tác với bạn thường xuyên. Đối với những người chưa có kinh nghiệm nuôi vẹt đầu hồng cần chú ý, ở giai đoạn vẹt mới lớn chúng thường hơi bướng bỉnh một tý, nếu được thuần hóa tốt loài vẹt này sẽ rất đáng yêu bên cạnh bạn.
Lồng nuôi
Kích thước chuồng vẹt chiều dài tối thiểu phải 3 m và rộng khoảng 1m.
Cho thêm cành lá không ảnh hưởng tới vẹt vào trong chuồng để chim có thể tập nhai, điều này sẽ giúp vẹt hoạt động giải trí không bị nhàm chán.
Những cành đậu nên có nhiều kích thước khác nhau và đặt ở nhiều nơi khác nhau sẽ giúp vẹt thích hơn, những cành đậu nên làm nhẵn để tránh làm mài mòn bàn chân của chúng.
Những con vẹt con thường bay vào lưới thép của chuồng khiến chúng bị thương, để tránh làm vẹt con lao vào lồng thép hãy gắn thêm các cành cây ở cuối chuồng vẹt.
Đồ dùng & đồ chơi
Khi nuôi vẹt, bạn cần chuẩn bị một số đồ dùng cần thiết để đảm bảo chăm sóc tốt cho chúng:
- Chén đựng thức ăn và nước uống: Chén đựng thức ăn cần được để riêng, thức ăn khô như hạt và thức ăn rau xanh.
- Đĩa nước tắm: Một đĩa tắm nhỏ có thể được sử dụng để cho vẹt tắm. Đảm bảo đĩa nước tắm đủ rộng để vẹt có thể nhúng cả người vào để tắm.
Đồ chơi là một phần quan trọng trong việc cung cấp hoạt động và kích thích cho vẹt, bạn có thể tham khảo một số loại đồ chơi sau đây:
- Đồ chơi leo trèo: Thang leo, đu dây và các đồ chơi khác giúp vẹt có hoạt động và tập thể dục.
- Đồ chơi treo: chuông
- Đồ chơi âm nhạc: Đàn hát, chuông nhạc, thiết bị phát nhạc và các đồ chơi khác liên quan đến âm nhạc.
- Đồ chơi giấu thức ăn: Sử dụng đồ chơi giúp vẹt tìm kiếm thức ăn, như bóng với khe hở để vẹt có thể đẩy để lấy thức ăn hoặc các đồ chơi giấu thức ăn trong hộp.
- Đồ chơi tự làm: Bạn có thể tạo ra đồ chơi tự làm bằng cách sử dụng vật liệu an toàn như gỗ, dây thừng.
❎❎❎❎❎ Xem thêm hướng dẫn về cách nuôi vẹt Cockatiel ở Úc mà ít ai biết
Thức ăn và chế độ ăn
Vẹt thường được cho ăn cám hỗn hợp chất lượng tốt cùng với nhiều rau xanh và trái cây. Với vẹt đậu hồng cũng không là ngoại lệ. Ngoài ra, bổ sung một ít hạt giống, ngũ cốc cho vẹt để làm đa dạng thức ăn, giúp chúng có nhiều dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh.
Thức ăn chính (60%-70%): Cám hạt (cám dành riêng cho vẹt), ưu tiên loại cám mà vẹt bạn yêu thích
Trái cây (10%): Táo, cam, lê, dứa, kiwi, nho, anh đào, dâu tây, chuối và nhiều loại trái cây khác.
Rau xanh (10%): Rau cải, rau xà lách, rau bina, rau mùi, rau bó xôi, rau cải ngọt và rau muống.
Hạt cây và ngũ cốc (5%): Hạt hướng dương, hạt lanh, hạt kê, hạt bí, hạt bắp, hạt yến mạch và hạt đậu.
🦉🦉🦉Bạn có thể tham khảo thêm chế độ ăn từ cách nuôi vẹt Sun Conure để chăm sóc tốt cho vẹt của bạn
Cách chăm sóc vẹt con
Để chăm sóc được vẹt con tốt nhất, bạn nên để vẹt bố mẹ chăm sóc khoảng 1 tuần đầu, như thế vẹt con được nuôi có tỷ lệ sống cao nhất. Vẹt con khi nhỏ không thể ăn thức ăn cứng, do đó bạn chỉ có thể cho vẹt con ăn cám. Loại cám này bạn có thể mua tại các cửa hàng chăm sóc thú cưng, thường khi bạn mua cám cho vẹt con sẽ kèm theo tờ hướng dẫn pha trộn và lượng bột theo từng tháng tuổi. Khi cho vẹt con ăn bạn cần sử dụng xi lanh nhỏ để đút cho chúng ăn. Tùy theo tuổi mà bạn cho vẹt ăn thành nhiều bữa và liều lượng cũng khác nhau.
Nhân giống
Lưu ý: Đây là loài vẹt rất hiếm và đắt tiền, chúng cần những người kinh nghiệm cũng như quan tâm nhiều hơn. Nếu bạn mua vẹt non nên mua từ những nơi uy tín.
Để đảm bảo vẹt đầu hồng sinh sản thành công, bạn nên cho chúng một chiếc chuồng riêng. Không nuôi cùng với vẹt đầu đen (Slaty-headed Parakeets) và vẹt đầu mận (Plum-headed Parakeets) để tránh lai tạp. Những con vẹt đầu hồng thường không hung dữ với những vẹt nhỏ hơn. Chúng ít nói và ít phá hoại.
Vẹt khi được 3 năm sẽ đến tuổi sinh sản, nếu ghép cặp sinh sản bạn nên cho chúng làm quen trước vài tháng. Việc này sẽ giúp thuận lợi hơn trong việc tạo những lứa con tiếp theo.
Khi ghép đôi thành công, bạn cần tạo cho chúng một cái tổ để chúng có thể đẻ trứng kích thước tổ khoảng 15x18x20 cm, vật liệu làm tổ nên sử dụng cỏ hoặc rơm bện lại thành giỏ, cắt ngắn cỏ và rơm lại để tránh mắc vào vẹt con, bạn cũng có thể rải ít mùn cưa xuống dưới tổ, độ dày của mùn cưa khoảng 5cm là được, lúc này bạn cũng cần lưu ý chế độ ăn cho vẹt được đầy đủ. khi vẹt con được vài tuần bạn có thể tách ra nuôi riêng.
Huấn luyện
Huấn luyện vẹt là quá trình cần đòi hỏi sự kiên trì, dưới đây là một số gợi ý về huấn luyện vẹt bạn có thể tham khảo:
Tạo mối quan hệ gắn bó: Bắt đầu mối quan hệ tốt với vẹt bằng cách dành thời gian để làm quen dần với nhau.
Huấn luyện lệnh cơ bản: Bắt đầu huấn luyện vẹt của bạn những cái cơ bản nhất "leo lên tay" mời gọi vẹt đến. Và phần thưởng một món ăn nhỏ như là lời động viên.
Kết hợp băng ghi âm hoặc đài: Nếu bạn không có thời gian nhiều bạn có thể sử dụng đài hoặc máy phát âm thanh cho vẹt nghe, để chúng có thể bắt trước gióng nói.
⭐⭐⭐⭐⭐Bí quyết để bạn nuôi thành công vẹt xám châu phi mà có thể bạn chưa biết
Bệnh thường gặp và phòng ngừa
Là loài vẹt ít bị mắc bệnh do sức đề kháng tốt, nhưng nếu không chú ý chăm sóc cẩn thận, chúng có thể dễ bị tấn công bởi vi rút hoặc vi khuẩn, điều này gây ra một số vấn đề nghiệm trọng, cụ thể là một số bệnh thường gặp ở vẹt đầu hồng:
- Bệnh Polyomavirus, một loại virus có thể gây ra các vấn đề về da
- Bệnh Sarcocystosis, bệnh ký sinh trùng đơn bào
- Bệnh Aspergillosis, một bệnh đường hô hấp do nấm
- Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể làm vẹt bị viêm phổi.
- Bệnh sốt Psittacosis, do vi khuẩn chlamydia gây ra
Để phòng ngừa hiệu quả bênh trên bạn cần chăm sóc vẹt tốt, cụ thể là về chế độ ăn đầy đủ dĩnh dưỡng và nước uống, không những thế phải đảm bảo yêu cầu sạch sẽ. Thường xuyên lau dọn đồ đựng thức ăn nước uống, lồng nuôi và cành đậu sạch sẽ. Đến trung tâm thú y định kỳ để thăm khám sức khỏe.
⭐⭐⭐⭐⭐Đọc thêm cách nuôi vẹt Ringneck một loài vẹt cũng có ngoài hình khá giống với vẹt đầu hồng.
Câu hỏi thường gặp
Vẹt đầu hồng hiện nay đang phải đối mặt nguy cơ số lượng loài giảm sút nghiêm trọng, thậm chí được ghi vào sách đỏ thế giới. Công vơi cách nuôi loài vẹt này tương đối khó, khiến giá thành loài vẹt này tương đối cao.
Vẹt đầu hồng trưởng thành thường được bán với giá từ 2.500.000 – 5.000.000 vnđ/con
Vẹt con sẽ có giá từ 500.000 vnđ/con
Vẹt đầu hồng là loài tương đối khó nuôi, mặc dù chúng không cần nhiều thời gian bên cạnh bạn nhưng chúng cần được chăm sóc tốt. Đặc biệt chế độ ăn, nước uống và giải trí.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Thiên An
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Thiên An, một chuyên gia về thú cưng và bác sĩ thú y đam mê công việc của mình. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thú cưng và đã giúp hàng ngàn con vật được cứu sống và khỏe mạnh. Ngoài đam mê với công việc, tôi còn rất yêu thích trồng cây và tận hưởng sự thư thái mà nó mang lại. Tôi luôn cố gắng tìm kiếm cách để kết hợp giữa việc trồng cây và chăm sóc thú cưng, vì tôi tin rằng đó là một cách tuyệt vời để tạo ra một môi trường sống tốt cho cả con người và động vật. Với kinh nghiệm và kiến thức của mình, tôi hy vọng sẽ có thể giúp đỡ các bạn trong việc chăm sóc thú cưng cũng như trong việc trồng cây. Tôi rất mong được làm quen với các bạn và chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình. Cảm ơn đã lắng nghe.
dungle07121987@gmail.com
Trả lời của chuyên gia