Chim chào mào là giống chim được nhiều người có sở thích chơi chim cảnh ưa chuộng vì rẻ, đẹp và rất phổ biến , ở đâu cũng có thể tìm mua được, tuy nhiên để có thể gắn bó với chúng từ khi chim còn tấm bé đến khi lớn, sinh sản thì khá ít người làm được vì đến kỳ sinh sản chim chào mào cần được làm tổ một cách khá kỳ công để đảm bảo sức khỏe cho chim.
Hướng dẫn cách làm tổ cho chào mào sinh sản
Chim chào mào sinh sản
Chim chào mào ở giai đoạn này không quá khác biệt hay có thể nói thẳng là chả khác gì chim khi bình thường, chỉ có là nếu muốn sức khỏe của chim được đảm bảo và trứng chim hay chim non nở ra chất lượng hay không thì tùy vào chế độ chăm sóc và độ cẩn thận, chăm chút của bạn. Giai đoạn này chào mào sẽ ăn nhiều hơn, và đồ ăn của chúng có thể được bổ sung các thức ăn chất lượng hơn. Ngoài ra các yếu tố bên ngoài như chim khác, tác động của thời tiết cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của chim chào mào con về sau. Vậy nên việc làm một tổ chim cho chào mào là cần thiết, nhất là trong giai đoạn sinh sản.
Loại tổ chim
Tưởng rằng đơn giản nhưng khá nhiều người bị nhầm giữa tổ và chuồng đó nha, tổ cho chim là loại tổ được làm bằng cây cỏ, rơm rạ,... tạo thành một hình như cái bát còn chuồng là loại to và được che chắn ở quanh tổ hay nói thẳng ra là thứ để nhốt chim hay bất kỳ các con vật khác. Vậy nên chuồng và tổ khác nhau. Tổ cho chào mào khi sinh sản sẽ được đặt ở trong chuồng để chim vừa có chỗ sinh sản và vừa không bay ra ngoài được hay không bị các con chim hay động vật khác tiếp cận làm ảnh hưởng đến tổ.
Cách làm tổ
Có 2 cách làm tổ đó là làm hoàn thành và làm tổ một nửa.
Cách đầu tiên là làm tổ chào mào sinh sản hoàn thành : bạn có thể dùng một thứ như chậu cây hay rổ nhựa nhỏ,... sau đó dùng rơm rạ hay lá, vỏ cây,.... hoặc là bạn nào không có thì có thể lấy mấy cái chổi lúa rồi cắt phần chổi quét ra lấy các cọng lúa của chổi để làm tổ cho chim cũng được. Dùng các cọng rơm xoắn lại với nhau rồi đặt vào trong chậu, cứ làm như vậy đến khi trong chậu đầy rơm, phần rơm ở thành chậu dày và ở giữa trũng ( giống kiểu cái bát ) là được, hoặc là cứ cho đồ vào chậu rồi dùng tay ngoáy liên tục kiểu xoắn trôn ốc để rơm hay nguyên liệu xoắn lại là được, nghe thì phức tạp nhưng khi làm thì lại không khó đâu nhé, chỉ cần hiểu đơn giản là một thứ như chậu hay rổ nhỏ rồi lót đầy rơm vào sao cho rơm phần ở giữa thì trũng còn ở thành vẫn đảm bảo dày là được. Hoặc nếu thích làm kiểu khó hơn thì bạn có thể dùng rơm bẻ cong lại sao cho chúng gần thành hình tròn rồi đan chúng với nhau sau đó dùng lá hay một cọng rơm khác buộc lại ( như kiểu đan giỏ ấy nhưng mà hình tròn ) sau đó cũng phủ lót 1 lớp rơm, lúa bên trong ổ, tuy nhiên làm kiểu này phải khéo tay và mất khá nhiều thời gian.
Cách làm tổ chào mào sinh sản một nửa : Cũng làm như trên nhưng chỉ làm đoạn dựng khung và lót rơm, còn lại để rơm và các loại cỏ, lá hay vỏ cây, nứa, lạt mềm,... vào tổ để chào mào tự làm tổ nốt.
Cách thứ 2 nghe thì khá là ảo nhưng mà lại được ưa chuộng hơn cả cách tự làm hoàn chỉnh tổ cho chào mào, thậm chí còn được những người nuôi lâu năm ưa chuộng và còn được đánh giá là hiệu quả hơn cả mua ổ làm sẵn cơ.
Lý do là vì chào mào thường thích tự làm tổ chứ khá là không thích tổ sẵn vì chúng nghĩ đây là tổ của một đôi chim khác.
Đặt tổ
Đặt tổ cho chào mào đẻ có thể đặt ở trong chuồng to nếu có hoặc không có thì cần phải làm một chuồng khá to, thường cao khoảng 50 cm và rộng khoảng 70cm. Tuy nhiên phải đặt cách mặt đất khoảng 50cm chứ không để sát đất. Có thể làm chân chuồng cao hoặc treo chuồng lên cũng được.
Trong chuồng đặt tổ chào mào sinh sản nên lắp thêm đèn hay máy sưởi cho động vật để điều chỉnh nhiệt độ khi trời lạnh.
Hoặc như đã nói thì nếu để chim tự làm tổ thì chuồng nuôi chim từ đầu phải là loại chuồng to và có đủ các ngoại cảnh như cây, khúc gỗ,... hay các vật trang trí khác trong chuồng chim. Với những ai nuôi mà đã có sẵn loại chuồng nuôi to kiểu này ( kiểu nhà vườn luôn chim ấy ) thì chỉ cần chú ý khu vực tổ chim để đảm bảo an toàn cho tổ vì chim chào mào thường sẽ chọn các cành khá cao để làm tổ.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bùi Nam
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào mọi người, tôi là Bùi Nam, 36 tuổi và là một bác sĩ thú y, chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi đam mê yêu thương và chăm sóc cho các loài động vật khác nhau, từ nhỏ đến lớn. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế thú y và tôi rất vui khi được giúp đỡ chủ nuôi và các thú cưng của họ. Tôi đã học tập và làm việc tại các trung tâm y tế thú y hàng đầu và luôn cố gắng cập nhật kiến thức mới nhất để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Tôi tin rằng việc chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc cho thú cưng của bạn là rất quan trọng và tôi cam kết sẽ làm tốt công việc của mình. Ngoài ra, tôi cũng là một người yêu thích động vật và thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và động vật. Tôi tin rằng việc chăm sóc động vật cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Đó là một số thông tin về tôi và công việc của tôi. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với tôi. Cảm ơn đã lắng nghe!