Chim trĩ 7 màu (chim trĩ bảy màu), một số nơi còn gọi chim này là chim trĩ cầu vồng, bởi chúng có màu sắc đan xen giống màu cầu vồng. Chúng có tên tiếng anh là Golden pheasant, tên khoa học là Chrysolophus pictus thuộc chi Chrysolophus trong họ chim trĩ. Trong chi Chrysolophus có 2 loại chim trĩ còn sống đó là chim Trĩ 7 Màu đỏ (Một số con có màu vàng gần như toàn thân - Trĩ Vàng, trĩ 7 màu vàng) và chim trĩ 7 màu xanh được người dân nước ta gọi chủ yếu, chim trĩ 7 màu xanh có tên tiếng anh là Lady Amherst's pheasant (Chrysolophus amherstiae). Mặc dù là loài chim này rất sặc sỡ nhưng chúng rất khó tìm thấy trong môi trường sống tự nhiên, hầu hết chúng được phát hiện ở những nơi có rừng lá kim non với những tán cây thưa thớt.
Hướng dẫn cách nuôi chim Trĩ 7 Màu cho ra nhiều Trứng
Ngoại hình
Con đực trưởng thành có chiều dài 90–105 cm và cân nặng 500–700g, đuôi chiếm 2/3 tổng chiều dài. Chim trĩ Đực nổi bật với cái lông mào trên đỉnh đầu màu vàng. Lông ngực màu đỏ tươi. Lông cổ màu cam với viền cuối lông là màu đen. Lưng màu xanh kéo xuống mông là màu vàng. Lông đuôi với các lốm đốm nâu và lông cánh màu đen ánh xanh.
Con cái trưởng thành có chiều dài 60–80 cm và cân nặng 350g, chim trĩ 7 màu cái ít sặc sỡ hơn nhiều so với con đực, chúng có màu lông nâu lốm đốm với cái đuôi rất ngắn.
Cả con đực và con cái đều có chân và mỏ màu vàng.
Hành vi và tập tính
Trong tự nhiên do con người ít khi được nhìn thấy chim trĩ 7 màu, nên biết rất ít về hành vi của chúng. Chim trĩ 7 màu thường ngủ trên cây vào ban đêm. Loài này thì thích chạy hơn, trong khi chúng có thể bay. Khi giật mình chúng thường phản ứng đột ngột bằng cách bay lên cao rất nhanh, kèm theo là những tiếng vỗ cánh lớn rất đặc biệt.
Chuồng nuôi chim trĩ 7 màu
- Chọn hướng xây chuồng: Bạn nên chọn hướng Đông và Đông Nam để xây chuồng, những hướng này giúp chim nhận được nhiều điều kiện thuận lợi, chim mau lớn, phòng tránh được bệnh tật. Lúc bình minh chim sẽ đón nhận được ánh sáng ấm áp, giúp chuồng trại khô ráo thoáng mát.
- Chọn nơi để xây chuồng: Chim trĩ 7 màu thường không thích nơi có nhiều người đi lại, yên tĩnh. Bạn nên chọn những nơi có vùng đất cao không bị trũng hoặc ngập úng và thoáng mát, không xây chuồng gần những nơi nhiều người qua lại, bởi vì loài này thường nhút nhát và thích yên tĩnh, ẩn mình. Một điều cần chú ý nữa là không xây chuồng gần những bụi cỏ rậm rạp, bãi rác, nơi nước bẩn hay ô nhiễm. Điều này có thể khiến chim dễ bị ảnh hưởng và nhiễm bệnh.
- Thiết kế chuồng nuôi: Bạn nên làm mái cách nền từ 4 - 4.5m và sử dụng tôn lạnh làm mái, xung quanh có thể quây tường và lưới mắt cáo, che chắn bằng bạt để tránh mưa gió tạt vào chuồng. Nền chuồng cần phải bằng phẳng, bạn có thể dùng cát, sỏi, vỏ trấu để dày khoảng 10 cm. Chuồng nuôi có thể để thêm cành cây, gậy để chim có thể đậu trên đó.
- Sân cho chim trĩ: Việc tạo một sân để giúp chim đi lại vận động, đón ánh nắng, tránh làm chim ở trong chuồng quá lâu. Chuồng có thể cắm thêm cành cây cho chim đâu và quây lưới để bảo vệ và tránh chim bay mất.
- Chuồng úm: Khi chim trĩ con vừa mới nở, chúng rất yếu ớt và không thể tự sưởi ấm. Chính vì vậy bạn cần tạo một chuồng úm để cung cấp nhiệt độ ấm áp và thức ăn cho chim con những tuần đầu. Tùy theo số lượng mà bạn có thể quây diện tích chuồng úm, chiều cao chuồng tầm 40 - 50cm. Bên trên quây lưới che chắn cẩn thận.
- Chuồng nuôi chim trĩ sinh sản: Kích thước tối thiểu của chuồng 1.5m chiều rộng và 2m chiều cao, mỗi chuồng áp dụng 1 trống 2 mái để gây giống đạt kết quả tốt nhất.
- Chuồng nuôi chim trĩ tập thể: Diện tích chuồng 1m2 có thể nuôi được 2 - 3 chim trĩ, cứ thế bạn nhân lên. Tính toán diện tích sao cho phù hợp với số lượng chim trĩ bạn muốn nuôi.
Hướng dẫn làm chuồng nuôi chim trĩ 7 màu này có thể áp dụng giống với làm chuồng nuôi chim trĩ đỏ, bạn có thể thực hiện theo để mang lại hiệu quả tốt nhất khi nuôi chim trĩ.
Thức ăn
- Chim trĩ không khó nuôi như mọi người thường nghĩ, loài chim này lại có sức đề kháng cao và ít bị bệnh, thức ăn của chúng chủ yếu là cám ngô, cám gạo, thóc, đỗ xanh, đỗ đen và các loại thức ăn tổng hợp.
- Khi chim trĩ 7 màu sinh sản thức ăn thường là cám gà tổng hợp và được bổ sung thêm lúa hạt tiêu, trứng kiến, sâu quy để cung cấp dinh dưỡng giúp chim mái đẻ trứng đạt chất lượng tốt nhất và số lượng trứng đều đặn hàng ngày.
- Ngoài những thức ăn trên bạn nên bổ sung thêm rau xanh, đối với chim trĩ con thì cắt rau xanh nhỏ rồi trộn cùng với cám cho chúng ăn. Còn chim trĩ trưởng thành thì bạn có thể để nguyên rau xanh, chim sẽ tự mổ ăn. Một số rau xanh bạn có thể cho chim trĩ ăn như rau xà lách, rau mầm, chồi non, rau muống, rau cải, rau lang, rau cải bắp,... Thi thoảng bạn nên cho chúng ăn thêm các loại trái cây như thanh long, dưa hấu, chuối, cà chua ... để giúp chim có thêm dưỡng chất cần thiết. Thức ăn để giúp chim trĩ lên màu lông nhanh đặc biệt dành cho ai chơi chim trĩ 7 màu làm chim cảnh. Bạn dùng trứng gà hoặc trứng vịt đã luộc, lấy lòng đỏ trộn với cám chim, tỷ lệ trộn khoảng 500g cám thì bạn cho 10 lòng đỏ, cách khoảng 2 - 3 hôm bạn cho ăn 1 lần công thức này thì chim trĩ 7 màu sẽ ra lông rất nhanh và mượt. Bạn cũng có thể sử dụng cách khác nữa là cho chúng ăn cà chua và dế.
- Trong thời gian chim trĩ 7 màu được 1 - 4 tháng tuổi bạn nên pha thêm men tiêu hóa 2 lần/ tuần.
- Thời gian cho ăn bạn nên chia ra làm 2 bữa chính, bữa sáng và bữa trưa. Không nên để thức ăn quá nhiều trong 1 bữa, bạn nên chia đều 2 bữa để tránh thức ăn dư thừa và thức ăn không còn đảm bảo. Trung bình chim trĩ 7 màu sẽ ăn hết 30g thức ăn mỗi ngày, vì thế bạn nên căn lượng thức ăn sao cho hợp lý.
Sinh sản và nhân giống
- Chọn giống: Khi nuôi chim trĩ 7 màu sinh sản cần chú ý cách chọn giống tốt, đạt tiêu chuẩn. Chim trĩ 7 màu trống thường phải mất 2 năm mới đạt tuổi trưởng thành hoàn toàn, lúc này màu lông sẽ đầy ra đầy đủ, lông dài và đẹp hơn. Khi cho chim sinh sản nên chọn trống hơn mái 1 năm thì tỷ lệ đậu phôi sẽ cao hơn. Năm đầu tiên chim mái thường đẻ rất ít vì thân hình còn nhỏ, chưa có nhiều trống để cho sinh sản. Một số yêu cầu khi chọn chim giống sinh sản như lông mượt, mắt sáng, ăn uống tốt và không bị bệnh là bạn có thể cho chúng bắt đầu nhân giống.
- Tách chuồng: Sau khi chọn giống xong, bạn tiến hành ghép chim trống và chim mái vào một chuồng riêng để sinh sản, cứ 1 trống 2 mái bạn ghép chung 1 chuồng để chim có thể sinh sản tốt nhất. Không nên để 1 trống 1 mái với nhau, vì chim trĩ có nhu cầu giao phối cao việc để 1 trống 1 mái sẽ gây hại cho chim mái. Thông thường chim sẽ bắt đầu sinh sản vào tháng 2 âm lịch đến tháng 8 âm lịch. Sau khi chim trĩ 7 màu đẻ trứng xong, bạn nên để trứng vào máy ấp trứng.
Bệnh thường gặp
Chim Trĩ 7 Màu là loài chim được bắt từ tự nhiên do đó chúng có hệ miễn dịch rất tốt, chim giống khỏe và ít bị bênh, những trong quá trình nuôi nếu không được chăm sóc cẩn thận chim có thể mắc một số các bệnh sau:
- Bệnh tiêu chảy Ecoli: Nguyên nhân có thể là do môi trường không đảm bảo, di chuyển đường xa, thức ăn và nước uống bị nhiễm bẩn. Dấu hiệu phát hiện bệnh là chim ỉa phân lỏng, chim ủ rũ xuống. Điều trị bằng cách dùng thuốc trị tiêu chảy Ecoli, bạn có thể mua chúng tại các cửa hàng thú y và cho chim uống thuốc theo hướng dẫn. Phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin theo lịch trình, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, nhất là những máng đựng thức ăn và nước uống
- Bệnh về đường hô hấp: Chim thường có biểu hiện thở khò khè, chảy nước mũi. Nguyên nhân có thể do thời tiết, thức ăn thiếu dinh dưỡng là suy giảm hệ miễn dịch. Để trị bệnh bạn dùng thuốc hen có bạn tại các cửa hàng thú y. Cùng với đó bạn nên điều chỉnh lại số lượng đàn nuôi để chim có thể thoải mái, tách những con bị bệnh ra chuồng riêng. Dọn dẹp chuồng trại đảm bảo vệ sinh.
Câu hỏi thường gặp
Chim trĩ 7 màu giống có giá từ 1 – 2 triệu đồng/ 1 con, trĩ 7 màu ở tuổi trưởng thành có giá 5 – 6 triệu đồng/1 con.
Mỗi lứa chim trĩ 7 màu có thể đẻ được 18 – 20 quả trứng mỗi lứa. Chim trĩ thường đẻ trứng vào tháng 3 đến tháng 7 hàng năm. Chim trĩ 7 màu là loài chim quý, với nhiều màu sắc sặc sỡ rất đẹp, thường được lựa chọn làm chim cảnh. Chính vì thế giá thành loài chim này rất cao.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
- Thực hiện tiêm chủng vác xin định kỳ theo đúng lịch trình, bổ sung các loại men tiêu hóa.
- Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, không để chuồng ẩm mốc có mùi hôi, chim rất dễ nhiễm bệnh
- Cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, thay đổi thức ăn và bổ sung thức ăn rau xanh, trái cây, trứng giúp chim phát triển tốt.
- Thiết kế chuồng trại đảm bảo diện tích không quá bé hoặc không quá rộng gây lãnh phí. Chuồng trại cần che chắn thật cẩn thận tránh thời tiết, và các động vật gậy hại cho chim trĩ bẩy màu.
- Luôn luôn học hỏi những kỹ thuật chăm sóc và kỹ thuật nuôi chim trĩ để nâng cao chất lượng giống và đạt hiệu quả cao.
Nguồn đóng góp
- ↑Golden pheasant | wikipedia
- ↑Lady Amherst's pheasant | wikipedia
- ↑Chi Trĩ | wikipedia tiếng Việt
- ↑Kỹ Thuật Nuôi Chim Trĩ 7 Màu Sinh Sản - vuonchimviet.vn
- ↑Một số bệnh ở chim trĩ trong quá trình chăn nuôi | gathavuon
- ↑Kỹ thuật nuôi chim trĩ 7 màu sinh sản
- ↑Hướng dẫn nuôi chim trĩ 7 màu
- ↑Chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim trĩ bảy màu
- ↑22 điều cần biết về chim 7 màu - Vpet.vn
- ↑Cách nuôi trĩ 7 màu hiệu quả | Nonglam.net
- ↑Mô Hình Chăn Nuôi Chim Trĩ Hiệu Quả Cao Hiện Nay
- ↑Hướng dẫn quy trình phòng và trị bệnh cho chim trĩ
- ↑Kinh nghiệm Nuôi Chim Trĩ cho Lợi Nhuận Cao
Về bài viết này
Thu Thủy
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Thu Thủy, một chuyên gia về vật nuôi và cây trồng với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hiện tại, tôi đã 32 tuổi và đang sống tại Việt Nam. Tôi đam mê về việc nuôi và trồng các loại cây, động vật, và thường xuyên tìm hiểu về những kiến thức mới nhất liên quan đến lĩnh vực này. Tôi thích viết về những kinh nghiệm và chia sẻ kiến thức của mình với mọi người. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý vườn tược, nuôi động vật và trồng các loại cây trồng khác nhau. Tôi cũng có kiến thức về các loại thuốc thú y, phân bón và các kỹ thuật nuôi trồng hiện đại. Với niềm đam mê của mình, tôi hy vọng có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy những thông tin hữu ích và hướng dẫn về cách trồng cây, nuôi động vật và quản lý vườn tược tốt hơn.