Sẻ nhà có tên tiếng anh là House sparrow và tên khoa học là Passer domesticus [1] , chúng là loài chim thuộc họ sẻ. Chúng rất dễ nhìn thấy ở hầu như tất cả mọi nơi trên thế giới, chim sẻ thường phân bố ở các thành thị và nông thôn, nơi con người sinh sống. Sẻ nhà thường có tuổi thọ ngắn khoảng 2 - 3 năm, nhưng nếu được chăm sóc tốt chúng có thể sống được lên đến 12 năm. Loài chim này thường có thời gian sinh sản nhanh và số lượng nhiều và dễ dàng chăm sóc, nên mọi người thường lựa chọn nuôi để lấy thịt và bán cho các nhà hàng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Kỹ thuật cách nuôi Chim Sẻ sinh sản mang lại Kinh tế cao
Ngoại hình
- Hình dáng: Sẻ nhà là loài chim lùn, ngực đầy đặn và chắc mập, chúng có cái mỏ hình nón, cứng và ngắn thích hợp cho việc ăn thức ăn hạt, đầu tròn lớn, đuôi ngắn.
- Kích thước và trọng lượng
- Sẻ nhà có chiều dài khoảng 14-18 cm
- Đuôi có chiều dài 5.2 – 6.5 cm
- Chiều dài mỏ là 1.1 – 1.5 cm
- Sải cánh dài 19-25 cm
- trọng lượng cơ thể sẻ nhà 24 đến 39,5
- Phân biệt chim đực và chim cái
- Chim đực: Chim đực có màu đen sáng hơn và những mảng màu nâu. Vào mua đông chim đực thường có kích thước lớn hơn chim cái. Quanh mỏ, mắt và cổ họng có một lớp lông màu đen.
- Chim cái: Chim cái thường có màu nâu nhạt và màu xám, thân hình thường nhỏ hơn chim đực. Vào mùa sinh sản chim cái có kích thước lớn hơn chim đực. Chúng có một lớp lông màu trắng nhạt kéo từ sau mắt tới gáy.
- Màu lông: Chim sẻ thường có 2 màu sắc là màu nâu và màu xám. Má ngực và bụng có lông màu xám, lưng có lông màu nâu với những vệt đen rộng
Hành vi và tập tính của chim sẻ
Một số hành vi và tập tính của loài chim sẻ
- Tập tính sinh tồn: Chim sẻ có thể bay nhanh tới 50 km/h để chạy trốn khỏi các loại động vật ăn thịt khác như chó, mèo, chim ưng, đại bàng, rắn và một số động vật khác.
- Tập tính bày đàn: Chúng thường kiếm ăn thành đàn, tranh giành thức ăn trên mặt đất. Có thể từ 4 - 5 hoặc đôi khi lên đến chục con.
- Tập tính sinh sản: Chim sẻ thường làm tổ gần khu dân cư, phân bố ở nông thôn và thành thị, chúng xây tổ ở trong các cột điện, cây cau, hốc nhà, cột đèn... Chúng thường không bay quá tổ chim 400m, và xác định đó là lãnh thổ chúng muốn ở lại.
- Tập tính sinh hoạt: Chim sẻ thường được thấy ở những vũng nước để tắm, trong trường hợp không thấy nước chúng sẽ tắm bằng cát để làm sạch cơ thể.
Chuồng trại và lồng nuôi nhốt
- Nuôi số lượng lớn: Với những người nuôi chim sẻ số lượng lớn với mục đích sinh sản, nhân giống để đem lại hiệu quả kinh tế cao thì nên xem xét những yếu tố sau:
- Chọn địa điểm xây chuồng: Nên tránh những nơi có nhiều người qua lại, nơi tụ tập rác thải.
- Chọn hướng: Xây chuồng hướng Đông hoặc Đông Nam là tốt nhất, khi trời sáng thì ấm áp về chiều tránh được ánh nắng và mát mẻ hơn.
- Vật liệu làm chuồng: Chọn thép không gỉ chắc chắn, khi làm bằng vật liệu này thường chuồng sẽ có độ bên cao và sử dụng được lâu hơn.
- Kích thước chuồng: Tùy theo số lượng chim mà bạn muốn nuôi, ưu tiên xây chuồng rộng rãi, thoáng mát.
- Thiết kế chuồng: Nên làm chuồng hình vuông, có che chắn cẩn thận.
- Dụng cụ và đồ dùng: Đồ dùng cần thiết như cóng đựng thức ăn, cóng đựng nước, cần đậu, tổ nhân tạo để chim sinh sản, máng đựng phân.
- Nuôi ít: Đối với những người muốn nuôi chim sẻ để giải trí, nuôi vui thì chỉ cần nuôi trong lồng được làm bằng tre, gỗ hoặc bằng thép có thể nuôi được chim sẻ ngay được.
Thức ăn
Đây là loài chim ăn tạp, hầu hết chúng có thể ăn được các loại thức ăn từ côn trùng, trái cây, ngũ cốc, nhưng thức ăn yêu thích của chúng là hạt giống và ngũ cốc.
- Chim non: Do thức ăn hạt quá cứng chim non chưa thể ăn và tiêu hóa được thức ăn, vì vậy chim bố mẹ thường cho chúng ăn những sâu và côn trùng nhỏ như sâu bướm, cào cào, dế, và các loại côn trùng nhỏ.
- Chim học bay: Chim lúc này có thể tự ăn được rồi, bạn cho chúng ăn côn trùng kết hợp với thức ăn được những hạt nhỏ, để chim có thể làm quen.
- Chim trưởng thành: Lúc này chim có thể ăn được những thức ăn hạt như thóc, gạo, đỗ xanh, đỗ đen, ngô, lúa mạch, hạt kê và các loại hạt giống khác. Ngoài ra, chúng có thể ăn được cám chim, cơm, trái cây và các loại thức ăn cho chó mèo ( cắt miếng nhỏ).
♦ Lưu ý: Thức ăn và nước uống không được để qua ngày. Bạn nên rửa sạch cóng đựng thức ăn 1 - 2 lần, rồi mới cho thức ăn mới vào để đảm bảo vệ sinh.
Sinh sản và nhân giống
- Chọn giống: Chọn những con chim khỏe mạnh, mắt sáng, lông mượt, bay nhảy tốt, chim đã đủ tuổi trưởng thành thích hợp cho sinh sản. Không chọn chim bị xù lông hoặc yếu, đít bị ướt, chưa đủ tuổi sinh sản, chân bị dị tật. Có 2 cách để có thể tìm được giống tốt, cách 1 bạn có thể bẫy, với cách này bạn sẽ tốn nhiều công sức, còn đối với cách thứ 2 là mua giống tại các trang trại uy tín, chi phí sẽ tốn hơn nhưng được chọn lọc giống tốt.
- Tạo chuồng nuôi: Để nuôi được chim sẻ cho ra nhiều lứa con tốt, chim sinh sản mạnh và ít bị bệnh bạn cần thiết kế chuồng nuôi thoáng mái, sạch sẽ và được che chắn cẩn thận. Chuồng nên sử dụng lưới mắt cáo nhỏ đẻ tránh chim bay đi mất vì loài chim này rất nhỏ, ưu tiên những thiết kế có chuồng trại rộng rãi, giúp chim thoải mái bay nhảy, hoạt động tốt. Nên xây chuồng ở những nơi yên tĩnh, ít người qua lại. Bên trong chuồng cần có thêm những cành cây cho chim đậu, những vật dụng rơm, cành cây nhỏ, lá cây để giúp chim xây tổ sinh sản. Các đồ dùng cóng đựng thức ăn, khay đựng nước cũng phải thiết kế bố trí hợp lý.
- Tổ chim: Bạn nên để những vật liệu như cành cây khô, cỏ, lá cây khô, rơm, dây, bông, để chim có thể xây tổ. Hãy thiết kế sẵn một cái giỏ đựng tổ hoặc gáo dừa cắt ngang hay đơn giản những thứ có thể để chim làm tổ.
- Đẻ trứng: Chim thường sinh sản đầu mùa xuân và mùa hè, chúng có thể đẻ được từ 3 đến 7 quả trứng, nhưng hầu hết chúng chỉ đẻ được 3 - 5 quả trứng. Trứng thường được ấp và nở sau 12 đến 14 ngày. Chim non cần thêm 2 tuần mới có thể rời tổ.
- Bổ sung thức ăn cho sẻ nhà sinh sản: Chim sẻ hầu như có thể ăn được rất nhiều loại thức ăn như các loại ngũ cốc, hạt giống nhỏ, trái cây và côn trùng nhỏ. Trong thời gian này bạn nên cho chim sẻ ăn những loại hạt, trái cây khác nhau để giúp chim có đủ dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể của chúng. Cung cấp thức ăn đầy đủ để chim có thể ăn. Không để thức ăn qua ngày thứ 2, thay mới thức ăn và vệ sinh sạch sẽ cóng đựng thức ăn, nước uống.
- Chăm sóc khi chim sẻ sinh sản: Để sẻ nhà sinh sản tốt bạn vẫn nên quan tâm chúng nhiều hơn một chút trong những thời gian này. Cần kiểm tra tổ chim có chắc chắn hay không. Nếu chim quá đông bạn nên tách chung ra chuồng mới, không nên để chim quá dày, điều này có thể làm ảnh hưởng không gian sinh sống của chim. Khi chim ấp trứng và đặc biệt chim sẻ nuôi con ăn, cần có nhiều thức ăn. Đối với chim lần đầu làm bố mẹ, bạn có thể tách chim con ra chăm sóc, mỗi lần cho ăn cách nhau 30 phút và thời gian cho ăn khoảng 14 tiếng. Thức ăn có thể là sâu quy(sâu gạo), sâu non, côn trùng nhỏ, dế nhỏ, như vậy chim sẽ lớn rất nhanh. Chim con không được bố mẹ ấp sẽ bị mất thân nhiệt, do chim chưa có lông và chưa thể tự kiểm soát thân nhiệt do đó cần phải sưởi ấp cho chim bằng đèn, đặc biệt là vào ban đêm thời tiết lạnh hơn.
Cách nuôi chim sẻ non
- Đảm bảo nhiệt độ cho chim non: Khi chim mới nở, chim con không mở mắt và không có lông. Chúng thường chim mẹ ấp và giữ nhiệt độ ổn định. Khi bạn nuôi chim non cần đảm bảo nhiệt độ, đặc biệt là lúc trời về đêm nhiệt độ xuống thấp, bạn nên dùng đèn sưởi, hoặc những loại đèn sợi đốt tạo ra nhiệt để sưởi ấm.
- Tổ chim: Bạn lót thêm vải để giữ nhiệt độ tốt cho chim, dọn dẹp sạch sẽ phân chim và thức ăn thừa rơi vãi xung quanh tổ.
- Thời gian cho chim non ăn: Những chim sẻ non chưa mọc lông bạn nên cho chúng ăn 30 phút/ lần. Với những chim lớn hơn bạn có thể cho chúng ăn 1 - 2 tiếng/lần. Thời gian cho ăn từ lúc sáng sớm đến lúc chiều tối, trùng bình 14 giờ cho ăn mỗi ngày. Bạn có thể biết được chim chim đói sẽ há mồm, lúc chim no sẽ thường nằm im không há mồm, ngay cả khi bạn chạm vào tổ hoặc gây tiếng động.
- Thức ăn: Khi chim còn nhỏ, bạn nên cho chúng ăn sâu non, côn trùng nhỏ, dế nhỏ, cào cào, nhộng,.. Hãy đảm bảo thức ăn không quá to, bạn nên cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ. Chim non cần khoảng 2 tuần mới có thể tự ăn được. Bạn cho chúng ăn những thức ăn hạt nhỏ để chúng làm quen dần. Khi chúng đủ lớn bạn bắt đầu cho chúng ăn những thức ăn cứng hơn.
- Cho chim vào lồng: Khi chim bắt đầu biết nhảy, bạn nên cho chúng vào lồng, kích thước lồng đủ rộng để chim có thể thoải mái hoạt động tập bay và nhảy.
Vệ sinh
Khi nuôi nhốt chim sẻ trong chuồng trại, bạn cần đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ, dưới đây là một số gợi ý:
- Chuồng trai: Nên được dọn dẹp thường xuyên ít nhất 2 - 3 lần/tuần. Tránh thức ăn ẩm mốc, phân chim dính lên chuồng trại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chim.
- Cóng đựng thức ăn, nước uống: Bạn nên rửa tối thiểu 1 - 2 lần/ ngày, không để thức ăn thừa, nước uống bẩn qua đêm. Không cho chim ăn những thức ăn ẩm mốc.
- Máng đựng phân chim: Phân chim có thể gây ra bệnh cho chim nếu không được dọn dẹp thường xuyên và sạch sẽ, hãy dọn phân chim ít nhất 1 lần/ ngày, đặc biệt bạn nuôi trang trại với số lượng lớn.
- Tắm: Chim sẻ là loài chim rất sạch sẽ, chúng thường tắm nắng, tắm nước và tắm cát để loại bỏ vi khuẩn, những loài vật ký sinh bám trên da và cánh. Chúng thường tắm bằng cát khi không có nước. Chính vì thế bạn nên cho chim sẻ tắm ít nhất 2 - 3 lần/ tuần
Các mối đe dọa
- Chó và mèo là 2 loài động vật được con người thuần hóa, nhưng chúng vẫn còn bản năng săn mồi. Khi nhìn thấy chim chúng có thể tấn công và con chim sẻ nhưng là một con mồi ngon trong bữa ăn của chúng. Nếu nhà bạn đặc biệt có nuôi mèo mèo rừng na uy, mèo bengal hay chó doberman cần cẩn trọng khi nuôi chim.
- Trong tự nhiên loài chim sẻ thường sinh sản nhiều lứa, thức ăn đa dạng nhưng chúng có tuổi thọ rất ngắn khoảng 3 năm. Ở một số Quốc gia loài chim này thường ăn các loại ngũ cốc, hạt giống và thường các người dân bắt để làm thức ăn. Chính vì thế số lượng của loài này đang giảm nhiều nơi trên thế giới.
Bệnh thường gặp
Một số bệnh thường gặp ở chim sẻ, có thể bạn chưa biết:
- Bệnh nhiễm khuẩn Salmonellosis: Đây là nguyên nhân dẫn để tỷ lệ chết cao ở loài chim sẻ. Dấu hiệu của bệnh thường không rõ ràng, có lúc bạn sẽ thấy chim béo hoặc gầy, thường xù lông, mắt sưng lên và híp lại, chúng thường dễ gần và ít hoạt động. Bệnh này có thể lây truyền qua được ăn uống, phân chim của chim bị bệnh. Để phòng ngừa bạn nên thường xuyên dọn dẹp chuồng trại, thức ăn cần được đảm bảo và bổ sung thức ăn dinh dưỡng, tách chị bị bênh riêng ra một chuồng khác để tiện theo dõi và chăm sóc. Để điều trị bạn cần đến cơ sở thú y để kiểm tra, xác định bệnh rõ ràng và tiến hàng uống thuốc theo hướng dẫn bác sĩ thú y.
- Ký sinh trùng: Chim sẻ có thể mắc một số ký sinh trùng trong như giun sán và ký sinh trùng ngoài như rận, vẹ hay bọ ký sinh khác. Thường xuyên tắm cho chim và cung cấp thức ăn nước uống sạch sẽ là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa. Để điều trị bệnh, bạn có thể cho chim đi kiểm tra tiêm hoặc cho uống thuốc theo hướng dẫn.
♦ Lưu ý: Ngoài việc ăn uống đảm bảo vệ sinh bạn cũng nên bổ sung các chất dinh dưỡng khác giúp chim có đề kháng tốt nhất.
Câu hỏi thường gặp
Chim sẻ thường làm tổ trong các lỗ hổng của tòa nhà, cột điện, hốc cây, cây cau, mái nhà trạm xăng, các cây cối hay đôi khi chúng làm tổ trên dây leo trên tường của các tòa nhà. Chúng thường làm tổ bên cạnh con người.
Chim sẻ thường ăn ngũ cốc, thóc, đỗ xanh, đỗ xanh, côn trùng, trái cây
Bánh mì thực sự không tốt cho chim. Về cơ bản, bánh mì lấp đầy dạ dày của chúng và lấy đi chất dinh dưỡng mà cơ thể của chúng cần.
Nếu bạn đang nuôi chim sẻ, bạn có thể cho chúng ăn chuối. Hãy cắt thành từng miếng nhỏ để giúp chim có thể ăn được một cách dễ dàng.
Chim sẻ có thể ăn được cơm hay gạo, chúng hoàn toàn không làm tổn thường gì cả, thậm chí chúng rất thích thức ăn này.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
- Cho chim ăn đầy đủ, nước uống sạch mỗi ngày, đặc biệt lúc chim chuẩn bị sinh sản.
- Bổ sung thêm thức ăn phụ như cào cào, sâu, côn trùng hoặc trái cây, làm cho chế độ ăn của chúng được đa dạng.
- Thường xuyên dọn dẹp chuồng trại, đồ đựng thức ăn nước uống, máng đựng phân.
- Chuồng trại cần được che chắn cẩn thận, chim non cần được sưởi ấm nếu không được nuôi bởi chim bố mẹ.
Lưu ý
- Phụ nữ mang thai, người già và trẻ nhỏ, những người miễn dịch kém không nên tiếp xúc với chim non, chúng có thể lây bệnh sang cho cơ thể con người như vi khuẩn salmonella.
- Không cho chim sẻ non uống nước, chúng có thể khiến chim sặc, nước vào bên trong phổi. Chim non thường ăn côn trùng và sâu non, bên trong thức ăn này có nước. Nếu bạn cho chúng ăn cám hay trộn cám với nước để thức ăn mềm và cung cấp nước cho chim.
- Không cho chim sẻ ăn giun đất, bởi vì trong giun có chứa chất làm chim bị chết.
- Không cho chim uống sữa, nếu chim uống sữa có thể làm chim bị chết do sữa lên men trong dạ dày.
Nguồn đóng góp
- ↑House sparrow - Wikipedia
- ↑Sẻ nhà | wikipedia tiếng Việt
- ↑House Sparrow Life History, All About Birds, Cornell Lab of Ornithology
- ↑Bread is Bad for Birds - The Backyard Naturalist - Feeding Wild Birds
- ↑Can Birds Eat Bananas? Plus Health Benefits and More!
- ↑Fact or Fiction: Never Feed Rice To Birds - Cole's Wild Bird Products
- ↑Kỹ thuật nuôi chim sẻ sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao
- ↑Cách để Nuôi chim sẻ nhà non | wikihow
- ↑Cách nuôi chim sẻ non mới nở hiệu quả nhất | Tin dep
- ↑A Quick Study of a House Sparrow Nest | terminix
- ↑House Sparrow - Celebrate Urban Birds
- ↑Chim Sẻ Ăn Gì? Hướng Dẫn Đầy Đủ Về Cách Cho Chim Sẻ Ăn
- ↑Vì sao chim sẻ ăn hạt nhưng nuôi con bằng sâu? - KhoaHoc.tv
- ↑Nuôi chim sẻ non tại nhà khi chim bị bố mẹ bỏ rơi khỏi tổ
- ↑Hướng dẫn cách nuôi chim sẻ tại nhà
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!