Chim chào mào còn được gọi với nhiều cái tên khác như chào mào đít đỏ, chào mào má đỏ, hoành hoạch mồng, chóp mũ đỏ hay chóp mào. Tên tiếng anh là Red-whiskered bulbul và Tên khoa học là Pycnonotus jocosus. Trung bình tuổi thọ của chào mào khoảng 11 năm, nhưng nếu được chăm sóc tốt, môi trường sống thuận lợi có thể tăng tuổi thọ của loài này 15 - 16 năm. Chào mào phân bố chủ yếu Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Tiếng chim chào mào hót đấu mp3, bấm để tải xuống:
Cách nuôi chim Chào Mào Hót liên hồi, Căng lửa Siêng hót
Ngoại hình
Chim chào mào có chiều dài khoảng 20cm, má chào mào có khoang trắng, trên khoang trắng là một khoang nhỏ màu đỏ. Đặc điểm nổi bật nhất là chúng có một lông chóp ở trên đầu giống như cái mũ, cái mào này dài khoảng 2cm. Hai bên sườn lông màu là lông màu nẫu sẫm, chúng cũng có ria mép nhỏ và mỏng. Lông ở hậu môn có màu cam, chân màu đen. Lông cánh, lưng và đuôi có màu nâu đậm. Lông ở cổ họng và lông bụng có màu trắng đục.
- Cách chọn chim chào mào để nuôi chim đi thi đấu:
- Mào: Mào to và dày, ít cụp mào, ngay cả khi gặp người, không nhất thiết phải chọn mào lân hay tê, nhưng mào này chưa chắc đã bền chim.
- Mỏ: Mỏ ngắn mỏng mỏ
- Hầu: Hầu càng to càng tốt, nhưng không quá cọi trọng điều này, vì tốc độ hầu mỏ ra nhanh sẽ lợi thế.
- Yếm: Cân đối, đậm và nét.
- Lông: Ưu tiên chọn lông mỏng, lông luôn ôm sát người, màu lông sắc nét và phân lớp lông rõ ràng.
- Chân: Chân đen, bóng đẹp.
- Lông đuôi: Dài thẳng, không xòe nhiều.
Hành vi và tập tính
Chào mào thường sinh sống và tụ tập theo các đàn nhỏ, thậm chí chúng có thể tạo thành các đàn lớn lên đến 50 - 60 con. Chúng thường sống xung quanh những nơi có cây cối cao, gần nơi con người sinh sống. Chào mào đực dành rất nhiều thời gian hót tán tỉnh bên cạnh chào mào cái. Điều này đặc biệt phổ biến vào đầu mùa sinh sản. Phần lớn chúng dành hầu hết thời gian trên cây để kiếm thức ăn. Chào mào sẽ di chuyển theo đàn để kiếm ăn. Vào mùa sinh sản chúng sẽ tách ra từng cặp để xây tổ.
Lồng chim
- Chọn lồng chim nuôi chào mào: Ở miền nam đa số mọi người thường chọn lồng tròn, nhưng người miền trung lại thường chọn lồng vuông để nuôi chim chào mào. Mục đích cuối cùng vẫn là phải chọn lồng chim rộng, thoải mái bay nhảy. Chiều cao tối thiểu của lồng ít nhất là 80cm hoặc lớn hơn. Lồng tròn bạn có thể chọn những loại 64 nan hoặc 68 nan, nhưng thường mọi người lựa chọn loại 68 nan để nuôi chim chào mào. Lông vuông thì chọn loại 17 nan thì sẽ hợp lý nhất.
- Chọn lồng chim nuôi chào mào sinh sản: Kích thước tối thiểu (dài x rộng x cao) 180cm x 120cm x 150cm, lồng có thể làm bằng lưới thép không gỉ hoặc bằng tre, gỗ. Lồng nên thiết kế có rãnh phân chim. Thiết kế nơi để chim làm tổ, thông thường bạn có thể dùng gáo dừa cắt ngang, bình gốm hoặc ống tre.
- Dụng cụ và đồ dùng: cần đậu, khay đựng nước tắm, nước uống và thức ăn là một trong những đồ dùng không thể thiếu. Cần đậu bạn nên để 2 đến 3 thanh, khay đựng nước và thức ăn nên để đối xứng nhau để chim có thể di chuyển được tốt hơn. Khay đựng nước tắm lên có kích thước rộng để chim có thể thoải mái khi tắm.
Thức ăn
- Thức ăn công trùng, động vật: Bạn có thể cho chúng ăn các loại côn trùng như cào cào non, dế nhỏ, ong, sâu quy, sâu bướm, châu chấu, giun, gián.
- Thức ăn trái cây: Các loại trái cây mà chào mào thích ăn như đu đủ, chuối, ớt, xoài, cam, sung, ổi táo tàu, dưa hấu,... giúp cung cấp cho chào mào nhiều vitamin để tăng cường hệ miễn dịch.
- Thức ăn nhân tạo, thức ăn cám: Cách làm cám cho chim chào mào, xem nguyên liệu cần chuẩn bị bên dưới. Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu xong bạn cần rang chín các loại ngũ cốc lên, không để cháy. Tôm tép và thịt bò luộc chín sau đó cũng xay nhuyễn ra, cà rốt luộc nghiền nát, nghệ tươi thì cạo vỏ và giã nhỏ. Tiếp theo cho ngũ cốc gạo, đỗ tương, đỗ xanh, vừng, lạc và kỳ tử vào máy để nghiền thành bột mịn. Sau đó, cho tôm, lòng đỏ trứng gà, bột Promix, bột xương cá, cà rốt xay nhuyễn thành dạng lỏng là được. Cuối cùng bạn trộn tất cả nguyên liệu này với nhau bằng máy đùn cám, để cám sử dụng lâu dài và ít bị nấm mốc, bạn có thể cho cám vào lò vi sóng sấy khô [1]
.
- Công thức 1 làm cám chào mào:
- Thích hợp T2 - T8 dương lịch: Bột ngô 500g, đỗ xanh cả vỏ 500g, đỗ tương 300g, gạo lứt hoặc gạo thường 400g, vừng 250g, tôm hoặc tép 400g, đường vàng 40g, cà rốt 500g, bột canh 20g, lòng đỏ trứng gà 40 quả.
- Thích hợp T8 - T2 năm sau dương lịch: Bột ngô 500g, đỗ xanh cả vỏ 300g, đỗ tương 500g, gạo lứt hoặc gạo thường 250g, lạc 250g, tôm hoặc tép 400g, mật ong 100g, cà rốt 500g, bột canh 20g, bột khoáng Promix 20g, lòng đỏ trứng gà 50 quả, nghệ tươi 20g (thích hợp ăn vào tháng 3).
- Công thức 2 làm cám chào mào:
- Thích hợp T2 - T8 dương lịch: Gạo thường hoặc gạo lứt 500g, đỗ xanh cả vỏ 500g, đỗ tương 300g, bột ngô 400g, vừng 300g, tôm hoặc tép 500g, thịt bò 300g, lòng đỏ trứng gà 50 quả, mật ong 200g, kỳ tử 150g, cà rốt 1kg, bột xương cá 50g, bột khoáng Promix 20g.
- Thích hợp T8 - T2 năm sau dương lịch: Gạo thường hoặc gạo lứt 500g, đỗ xanh cả vỏ 300g, đỗ tương 500g, bột ngô 400g, lạc 300g, tôm hoặc tép 500g, thịt bò 300g, lòng đỏ trứng gà 40 quả, mật ong 200g, kỳ tử 300g, cà rốt 1kg, bột xương cá 50g, bột khoáng Promix 20g, nghệ tươi 20g (thích hợp ăn vào tháng 3).
- Công thức 1 làm cám chào mào:
- Thức ăn dành cho chào mào thay lông: Chào mào thường thay lông vào khoảng từ tháng 8 - 11, có thể thay lông sớm hoặc muộn hơn vào trong những khoảng thời gian này. Thời gian thay xong lông sẽ mất khoảng 2-3 tháng. Trong giai đoạn này, chào mào cần nhiều dinh dưỡng để hồi phục và kích thích mọc lông mới. Bạn nên tập trung cho chào mào ăn nhộng ong, cào cào non, trứng kiến, mối và các loại trái cây có màu đỏ như táo, đu đủ, nho, quả mọng, dưa hấu,.. thức ăn bổ sung Vitamin và dưỡng chất trong trái cây và côn trùng trên giúp chim thay lông tốt nhất. Không cho chào mào ăn sâu khô, điều này có thể khiến lông chào mào quăn, xấu và cần rất nhiều thời gian để có thể thay lông trong những lần tiếp theo.
Cách chăm sóc chào mào căng lửa
Trong thời chào mào thay lông, để chăm sóc chào mào tốt, cứ khoảng 2-3 ngày bạn nên cho chim tắm nắng 1 lần vào lúc sáng sớm để giúp chim kích thích mọc lông. Thời gian này nên giữ ổn định môi trường sống tránh những thay đổi thất thường, không chim sẽ ngừng thay lông. Sau khi thay lông xong, cần luyện tập để chim có thể căng lửa, bạn có thể đưa đến nhưng hội chim chào mào để cho chào mào nghe hoặc bạn có thể dùng âm thanh ghi âm để giúp chúng tập luyện. Chào mào cần 2 đến 3 mùa thay lông mới trở lên căng lửa và siêng hót rất nhiều. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là thức ăn cung cấp phải đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và không bị ẩm mốc. Ngoài chế độ ăn và tập luyện, thì cho chim chế độ ngủ hợp lý cũng giúp chào mào có sức khỏe và siêng hót hơn. Bạn nên để chim ở những nơi yên tĩnh, tránh các loài vật chó, mèo.
Huấn luyện, tập lực
Khi nhốt trong lồng nhỏ, không gian hẹp chào mào thường không thể thoải mái bay, hạn chế di chuyển bay qua lại. Để giúp chim có sức bền và dẻo dai hơn những người có kinh nghiệm nuôi chim chào mào thường tập lực bằng các lồng tập lực đứng hoặc lồng tập lực ngang. Thông thường việc tập lực bằng lồng đứng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn, chân chim và cánh chim được hoạt động tối đa, giúp chân và cánh chào mào khỏe hơn. Bạn có thể lựa chọn kích thước lồng theo thông số dưới đây:
- Kích thước: lồng ngang (60cm x 180cm), lồng đứng (180cm x 60cm).
- Cách đặt: Nên để thức ăn và nước uống đối xứng nhau để chim có thể bay qua lại liên tục. Tương tự như vậy cần đậu chúng ta cũng phải để cân đối lồng ngang hoặc chéo 2 bên.
- Thời gian tập lực: Thời gian tập có thể 2 - 3 lần trên 1 tuần, thời điểm tập là vào khoảng 10 giờ đến 13 giờ có thể sau khoảng thời gian cho đi tắm. Thời gian đầu có thể tập ít 1 tiếng nhưng có thể tăng dần lên 2 - 3 tiếng khi chim đã quen. Lưu ý không tập lực khi chim đi chơi cội, để chim nghỉ ngơi là tốt nhất.
Sinh sản
Mùa sinh sản của chào mào thường bắt đầu vào tháng 2 đến tháng 8 hàng năm. Chim đực sẽ tán tỉnh chim cái bằng cách vỗ cánh và cúi đầu. Chúng thường hạ thấp và ngẩng đầu liên tục với nhau. Sau khi lựa chọn được bạn tình chúng sẽ tìm kiếm nơi để xây tổ. Tổ chào mào thường có hình dạng giống như một chiếc cốc, với những lá cây và cành cây khô được đan chéo với nhau rất cẩn thận. Trứng chào mào có nền màu hồng nhạt với các đốm màu nâu đỏ hoặc tím. Trứng chào mào có chiều dài 20mm, rộng là 15mm. Khi mới nở, chim non sẽ không có lông, chưa mở mắt. Phải mất 14 đến 18 ngày chim con mới có thể trưởng thành, trong điều kiện thức ăn không thuận lợi, chim non sẽ cần nhiều thời gian hơn. Chúng sẽ được chim bố và chim mẹ tiếp tục cho ăn thêm vài ngày sau đó. Cả chim bố và chim mẹ sẽ cùng nhau tìm kiếm thức ăn để nuôi con. Mỗi một lứa 1 đôi chim chào mào có thể nuôi được 2 - 3 con non.
Vệ sinh
- Lồng và các vật dụng nuôi: Lồng chim cần dọn dẹp ít nhất 1 - 2 tuần/1 lần. phân chim, đồ đựng thức ăn, nước uống cho chào mào cần được rửa sạch sẽ ít nhất 1 lần /1 ngày. Việc vệ sinh sạch sẽ giúp chim có thể phòng chống được nhiều bệnh tật, tuổi thọ của chim được tăng cao.
- Tắm nước cho chim chào mào: Việc tắm táp cho chim chào mào là điều cần thiết, đặc biệt là vào mùa hè thời tiết nóng bức, oi ả hoặc chim đang trong thời kỳ căng lửa. Đối với chào mào con, còn nhỏ hoặc chào mào bổi mới mang về bạn nên tắm cho chúng 1 tuần 2 - 3 lần. Nên tắm cho chúng vào lúc giữa trưa khoảng 12 giờ - 12h30 để chim không bị lạnh hoặc mất nhiệt. Trước khi tắm, nên cho chúng tắm nhẹ ánh nắng 5 phút rồi để chim có thời gian nghỉ ngơi một chút rồi bắt đầu cho chim tắm. Thời gian tắm nước bạn nên để lâu hơn, tầm khoảng 30 phút là được. Để chúng có thể thư giãn, thoải mái và tự nhiên, bạn nên tạm lánh đi chỗ khác khi chào mào đang tắm. Để tắm cho chim bạn có thể sử dụng 1 lồng mới và khay chưa có nước (kích thước đủ rộng để chim có thể bước vào). Để lồng sát vào nhau để chào mào có thể bay sang. Nếu chim không thích tắm bạn có thể sử dụng bình xịt nước để làm ướt lông chúng, cần xịt nhẹ nhàng bằng dạng xương là tốt nhất, tránh xịt thẳng là chim khiến chào mào hoảng sợ. Khi tắm xong treo lồng chim lên chỗ khô ráo, nhiệt độ ấm áp để chim làm khô lông.
- Tắm nắng cho chim chào mào: Tắm nắng giúp chim cảm thấy thoải mái, kích thích cơ thể, loại bỏ ký sinh trùng và chim khỏe mạnh hơn. Bạn có thể cho chim tắm vào buổi sáng từ 7 giờ đến 8 giờ, buổi chiều từ 5 giờ đến 5h30. Thời gian tắm có thể để chim 20 - 25 phút, chim sẽ dành thời gian này rỉa lông, làm sạch lông và vươn cánh [4] .
Các mối đe dọa
Việc săn bắt làm chim cảnh, cháy rừng, nguồn thức ăn khan hiếm và thay đổi môi trường sống quá nhiều dẫn đến sự suy giảm số lượng loài chào mào, chúng cần được bảo vệ nhiều hơn. Trong môi trường nuôi nhốt, chào mào có thể bị tấn công bởi chuột, chó béc giê , chó doberman hoặc mèo ba tư. Chính vì vậy, khi nuôi chim chào mào, bạn nên chú ý tránh làm chim hoảng sợ hoặc bị tấn công bởi những loài vật trên.
Bệnh thường gặp
Một số bệnh thường gặp ở chim chào mào như:
- Bệnh bại chân: Dấu hiệu: Chim không bay nhảy như trước linh hoạt, xù lồng, chân yếu ít nhảy trong lồng. Nguyên nhân: Thường là do thời tiết, nơi nuôi nhốt không đảm bảo vệ sinh, động vật tấn công hoặc có thể do thức ăn không đủ dinh dưỡng, thiếu chất. Cách điều trị: Bạn có thể cho chim ăn cơm nóng, thoa dầu gió vào chân và dưới cánh, hoặc thay cần đậu bằng cành xoan. Một cách nữa là bạn có thể cho đất cát vào để chim có thể tự ăn khoáng dưới đất.
- Bệnh trúng gió: Dấu hiệu: Chim không đậu được, chim yếu, ủ xuống. Nguyên nhân: có thể trúng gió độc hay thời tiết thay đổi. Điều trị: có thể dùng dầu gió thoa dưới cánh và chân, không nên bôi nhiều tránh ảnh hưởng đến chim, bạn cũng nên tháo cần đậu xuống, đồ ăn nước uống cũng nên tháo xuống, chờ chim khỏe lại rồi treo lên [23] .
- Bệnh tiêu chảy: Dấu hiệu là chim ỉa chảy, phân loãng, phân nát, phân ướt. Nguyên nhân: Có thể là do thức ăn hoặc nước uống có vấn đề, bạn nên thay đổi thức ăn và nước uống, dọn dẹp lại lồng, vệ sinh khay đựng thức ăn. Điều trị: Cho chim ăn chuối tây, hồng xiêm chín có mủ, cho chim uống nước chè xanh hoặc cho chim ăn dứa.
Câu hỏi thường gặp
Để chọn được những con chim chào mào khỏe mạnh, siêng hót bạn nên chọn những con chào mào lông mượt, lanh lợi, hai lông bên ngực dài và đen, chào mào có mũ lân hoặc mũ rơm thì càng tốt. Chân chào mào càng to, thân dài, miệng ngắn chim sẽ siêng hót.
Để phân biệt được chim chào mào đực và chào mào cái sẽ rất khó khăn. Ngay kể cả những người có kinh nghiệm chăm sóc và nuôi chim chào mào lâu năm cũng khó nhận ra. Thông thường chim đực sẽ có kích thước đầu to, lông mượt và đậm màu hơn, giọng hót đa dạng hơn. Ngoài đặc điểm trên, chim chào mào đực thường có những chấm đen ở lưỡi (khoảng 3-4 chấm).
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
- Thường xuyện vệ sinh chuồng hoặc lồng chim, đồ dùng đựng thức ăn nước uống để đảm bảo sạch sẽ.
- Thay thức ăn, nước uống ít nhất 1 - 2 lần 1 ngày, luôn kiểm tra thức ăn có bị nấm mốc và đảm bảo chất lượng không
- Nên chọn lồng có kích thước rộng và lớn nhất có thể để chim có thể thoải mái vận động, bay nhảy.
- Cho chim tắm nước và tắm nắng 1 - 2 lần 1 tuần, để giúp chim phát triển tốt nhất
- Khi chào mào thay lông, nên bổ sung thức ăn đầy đủ dưỡng chất giúp chim mộc lông nhanh.
- Không cho chào mào ăn sâu khô khi đang trong thời gian thay lông, có thể làm lông xoăn và xấu đi.
- Nên cho chim thường xuyên giao lưu với những chào mào khác, để chúng có thể luyện hót hay nhất.
Nguồn đóng góp
- ↑Cách nuôi chim chào mào siêng hót - Bật mí bí kíp của giới sành chim | khomay3a
- ↑Kỹ thuật nuôi chim chào mào dành cho người mới | vatnuoi
- ↑Chim chào mào: Kỹ thuật nuôi và chăm sóc
- ↑Chim chào mào ăn gì? cách chăm sóc giúp chim chào mào căng lửa - Higlum.com
- ↑Hướng dẫn nuôi chim chào mào chi tiết nhất
- ↑Cách nuôi chim chào mào khỏe mạnh, hót hay đúng kỹ thuật - Chợ Tốt
- ↑Cách chăm sóc chim chào mào căng lửa - hót hay - dáng đẹp
- ↑Kỹ thuật nuôi chim chào mào khỏe mạnh, hót hay cho người mới bắt đầu | agridoctor
- ↑Kỹ thuật nuôi, nhân giống chim Chào Mào
- ↑Cách nuôi và huấn luyện chào mào mồi hót đấu nhanh dạn nhất
- ↑Cách nuôi chào mào căng lửa nhanh nhất giành cho anh em
- ↑Kỹ thuật nuôi chim Chào mào để có giọng hót hay - Lồng Chim
- ↑Phương Pháp Nuôi Chim Chào Mào Còn Non Đúng Cách Nhất
- ↑Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Chào Mào Siêng Hót, Hót Hay, Căng Lửa - Dogily Petshop
- ↑Làm Sao Để Chăm Sóc Bộ Lông Của Chim Chào Mào?
- ↑Cách chọn và thuần hóa chào mào bổi nhanh đứng lồng
- ↑Cẩm Nang Nuôi & Chăm Sóc Chim Chào Mào Căng Lửa
- ↑Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Chào Mào Siêng Hót, Hót Hay
- ↑Kỹ thuật nuôi chim chào mào công nghiệp cực tốt
- ↑Hướng dẫn cách nuôi chào mào ché từ những cao thủ lão làng
- ↑Cách nuôi chào mào nhanh dạn người
- ↑Cách chăm sóc chào mào mùa lạnh
- ↑Kinh nghiệm nuôi chim chào mào - Wiki Phununet
- ↑Chim Chào mào - Cách nhận biết, nuôi chim khỏe - Eva
- ↑Chim chào mào Má Đỏ: Đặc điểm, cách nuôi, bao lâu lên má đỏ
- ↑Cách nuôi chim chào mào Huế khỏe mạnh, hót hay
- ↑Red-whiskered Bulbul | Audubon Field Guide
- ↑Red-whiskered bulbul - Wikipedia
- ↑Red-whiskered Bulbul Pycnonotus jocosus - eBird
- ↑Hawaii Invasive Species Council | Red-whiskered Bulbul
- ↑Red-whiskered Bulbul - The Australian Museum
- ↑Red-Whiskered Bulbul - Facts, Diet, Habitat & Pictures
- ↑Red-whiskered Bulbul - FWC
- ↑Red-whiskered Bulbul (Pycnonotus jocosus)
Về bài viết này
Nguyễn Nam
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, tôi là Nguyễn Nam, 29 tuổi, là một bác sĩ thú y và chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi đam mê thế giới động vật và luôn có niềm yêu thích mãnh liệt dành cho những sinh vật này. Từ khi còn nhỏ, tôi đã bắt đầu khám phá và tìm hiểu về đa dạng của thế giới động vật. Với tư cách là một chuyên gia chăm sóc thú cưng, tôi có kinh nghiệm và kiến thức để giúp các loài vật nuôi của bạn tìm thấy sức khỏe trong cuộc sống của chúng. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, tôi rất sẵn lòng hỗ trợ bạn. Hãy cùng nhau khám phá và yêu thương thế giới động vật nhé!