Chích chòe lửa tên tiếng Anh White-rumped shama, tên khoa học được gọi là Copsychus malabaricus, tên gọi khác chích chòe đuôi trắng hay chích chòe đuôi dài. Chúng thuộc bộ chim sẻ và họ Muscicapidae. Chim chích chòe lửa là loài bản địa ở khu vực Ấn Độ và một số nước ở Đông Nam Á [3] [4] . Chúng thường xuất hiện ở nhưng bụi cây rậm rạp và loài chim này thường được tìm kiếm săn bắt chủ yếu để làm chim cảnh. Tuổi thọ của loài chim này thường 8 - 10 năm trong điều kiện tốt không bị tấn công bởi các loài vật khác, trong nuôi nhốt nếu chăm sóc tốt chim có thể sống được 15 năm. Nhưng việc nuôi nhốt sẽ khiến loài chim này bị hạn chế nhiều mặt, bởi chúng là loài chim tự nhiên có tính hoang dã. Nghe tiếng chim chích chòe lửa mái hót cực hay, file mp3 có thể tải xuống:
Hướng dẫn cách nuôi chim chích chòe lửa hót hay
Ngoại hình
Chim chích chòe lửa có chiều dài 23–28 cm và trọng lượng 28-34 g. Chim đực có chủ yếu là màu đen bóng từ cổ lưng và lông cánh. Lông ngực và bụng có màu nâu hạt dẻ. Chim chích chòe lửa có 12 lông đuôi, trong đó có 4 lông đuôi màu đen ở phía trên và 8 lông đuôi màu trắng phía dưới. Chính những đặc điểm này mà chúng hay được nhắc tới với cái tên chích chòe đuôi trắng. Chim cái thường nhỏ hơn chim đực, lông của chúng màu xám. Chân chim chích chòe lửa có màu hồng và mỏ màu đen.
Hành vi và tập tính
Chim chích chòe lửa là một loài chim khá nhút nhát, nhưng chúng có tính bảo vệ lãnh thổ rất cao. Trong mùa sinh sản, chúng thường bảo vệ lãnh thổ rộng khoảng 0.09 ha. Chúng thường hay hót và tìm kiếm thức ăn vào sáng sớm, chiều muộn. Về tập tính sinh sản, chích chòe trống thường sử dụng giọng hót và xòe cánh, lông đuôi để tán tỉnh chim mái để khi chim mái chấp nhận. Chim cái thường phản ứng lại bằng cách há mồm dữ dội về phía chim trống.
Môi trường sống
Chích chòe lửa thường sống khu rừng có nhiều cây bụi rậm rạp, rừng thứ sinh ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, chúng thường xuất hiện ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ và Miền Trung như Long Khánh, rừng già Sống Bé.
Chọn lồng nuôi chích chòe lửa
Có rất nhiều lồng chim cho bạn lựa chọn để nuôi chích chòe lửa, từ chất liệu được làm bằng sắt thép đến lồng được làm tre và gỗ. Từ lồng bình dân đến những lồng sang chảnh đẹp cả triệu đồng. Tùy theo sở thích mỗi người và điều kiện kinh tế mà bạn có thể sắm một chiếc lồng chim. Số nan tối thiểu để nuôi chích chòe lửa 72 - 80 nan, 2 cần đậu, kích thước đủ rộng để chim có thể bay nhảy được và tránh làm gãy đuôi. Đi kèm với đó là những vật dùng cần thiết khác như, cóng đựng thức ăn và nước uống.
Thức ăn
Chích chòe lửa là loài rất dễ nuôi, ăn ít hơn so với chích chòe than. Chúng chủ yếu ăn các loại thức ăn như cào cào, chấu chấu, trứng kiến, ong, dế nhỏ, nhện, trứng gà, trứng vịt, các loại tôm tép băm nhỏ,.. Ngoài ra, bạn có thể làm bột đậu phộng trộn trứng gà hoặc trứng vịt để làm thức ăn cho chim. Công thức làm sẽ là 1 lon bột đậu phộng + 5 quả trứng + 1 thìa cafe bột sò + 1 thìa cafe đường. Lưu ý là thức ăn này có nhiều dầu, chim ăn nhiều sẽ khiến chim khàn giọng. Vì thế bạn nên sấy khô để thức ăn giữ được lâu mà dầu cũng bớt đi. Bạn cũng có thể sử dụng các loại cám gạo, bột ngô làm thức ăn cho chúng.
Nuôi chim con
Khi bạn mới đem chim non về, chim vẫn chưa tự ăn được hoặc chim còn quá bé, chúng chỉ có thể tự há mồm để xin thức ăn. Trong thời gian này để chim con nhanh lớn bạn nên cho chúng ăn cào cào nhỏ, các loại côn trùng bé hoặc sẽ cắt nhỏ ra để chim ăn. Mỗi lần cho ăn khoảng 2 đến 3 con cào cào, bắt đầu cho ăn từ sáng sớm đến chiều tối, cách nhau 45 phút hoặc 60 phút. Làm điều này chim sẽ lớn rất nhanh. Khi lớn hơn một chút bạn có thể dùng cám trộn với trứng cho chúng ăn dần, kết hợp nước uống để chim không bị thiếu nước khi ăn với cám. Chú ý rằng việc chim khi còn bé, chúng chưa mọc được đầy đủ lông. Bạn nên làm ổ cho chim để chúng được giữ ấm, nếu nhiệt độ ban đêm lạnh thì dùng đèn sưởi để giữ ấm cho chim non.
Vệ sinh
Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên là một trong những điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe của chim, giúp chúng không bị vi khuẩn, vi rút tấn công gây bệnh cho chim.
- Lồng chim phải dọn dẹp thường xuyên, bạn nên rửa lồng ít nhất 1 đến 2 lần.
- Đồ dùng dụng cụ như cóng đựng thức ăn cho chim không để thức ăn thừa qua đêm, rửa sạch 1 - 2 lần/ 1 ngày.
- Máng đựng phân chim nên rửa thường xuyên ít nhất 1 - 2 lần/ngày.
- Tắm nắng cho chích chòe lửa 1 - 2 lần/tuần để chim thư giãn khoảng 20 phút. Thời gian thích hợp là 7h sáng và 17h chiều.
- Tắm nước cho chim 1 - 2 lần/tuần. Để 1 khay nước đủ để chim nhún người vào, nếu chim không tự tắm bạn có thể dùng bình xịt nước. Bạn nên tắm cho chim vào lúc 12h - 13h, sau khi tắm không để chim ở nơi có gió lạnh.
Sinh sản
- Trong tự nhiên: Chích Chòe Lửa thường bắt cặp vào tháng 2 âm lịch và bắt đầu mùa sinh sản tháng 3 tháng 4 hàng năm. Mỗi lứa chúng có thể đẻ được 3 - 5 quả trứng. Tổ chim thường được làm trong hốc cây, tổ chủ yếu được làm bằng rễ cây, cành và lá cây khô, thời gian làm tổ trung bình là 12 ngày. Thời gian ấp trứng là khoảng 15 ngày.
- Trong nuôi nhốt: Sinh sản sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Từ khâu chọn giống đến thúc chim căng lửa, chuồng trại và ghép cặp cho chim. Chính vì thế chúng tôi xin chia sẻ ở hướng dẫn ở bài viết khác giúp bạn hiểu rõ hơn khi muốn nuôi chim chích chòe lửa để sinh sản.
Mối nguy hại
- Trong nuôi nhốt: Chim có thể bị tấn công bởi các loài vật khác như mèo, chó và chuột. Vì thế bạn cần phải phòng tránh nếu như trong nhà bạn có nuôi mèo rừng Na Uy, mèo Mau Ả Rập, Mèo anh Lông dài hoặc chó săn Bắc Hà, Chó Phú Quốc...
- Trong tự nhiên: Loài này đối mặt với nạn sắt bắt làm chim cảnh, môi trường sống tự nhiên đang bị thu hẹp do con người. Khiến loài này có thể nằm trong danh sách gặp nguy hiểm nên cần được bảo vệ.
Bệnh thường gặp
Chích chòe lửa là giống chim có đề kháng cao, chim khỏe rất ít khi bị bênh, mặc dù vậy chúng cũng thường mắc phải một số bệnh như:
- Bệnh tiêu chảy: Đây là bệnh thường gặp hầu hết tất cả các loài chim, dấu hiện nhận viết là chúng có phân lỏng và loãng, màu trắng, chim yếu, ăn ít hơn. Nguyên nhân có thể được xác định là do thức ăn hoặc nước uống nhiễm khuẩn hoặc bẩn. Để điều trị bạn mua thuốc trị tiêu chảy tại cửa hàng thú y, cho uống theo hướng dẫn của bác sĩ thu ý hoặc nhân viên thú y. Để phòng ngừa bạn bỏ thức ăn cũ đang cho ăn, không cho ăn thức ăn tươi nữa, cần đảm bảo thức ăn và nước uống sạch sẽ.
- Bệnh ký sinh trùng: Chim khi bị bệnh thường ăn uống kém, lông xù lên, không hót nhiều. Nguyên nhân có thể là chim ăn thức ăn ẩm mốc, uống nước bẩn. Để điều trị bạn sử dụng thuốc trộn với thức ăn đút cho chim.
Câu hỏi thường gặp
Đây là câu hỏi của rất nhiều anh em trên hội nhóm diễn đàn chim cảnh. Hầu hết chim chích chòe lửa không ăn hoa quả, trừ khi chúng quá đói. Chính vì thế bạn nên chủ yếu cho chúng ăn thức ăn chính, không cần bổ sung hoa quả mà thay vào đó bạn có thể bổ sung thức ăn cào cào, côn trùng khác.
Để chim chích chòe lửa căng lửa bạn cần phải có một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, một môi trường sạch sẽ cùng với sự kiên trì chăm sóc tốt. Quá trình nuôi chích chòe lửa sung sức cần thời gian dài.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
- ↑Cách nuôi chích chòe lửa căng lửa - mã đẹp, chơi hay khi đấu
- ↑Chích chòe lửa chăm sóc thế nào? Làm sao để chòe căng lửa
- ↑Chích chòe lửa | wikipedia tiếng Việt
- ↑White-rumped shama | wikipedia
- ↑Cách nuôi chích chòe lửa - Tuyệt chiêu cho chim dáng đẹp
- ↑Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi chim chích chòe lửa
- ↑Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cho chim chòe lửa mau thuần
- ↑Chim chích chòe lửa: Kỹ thuật nuôi và chăm sóc
- ↑Chim Chích Chòe Lửa ăn gì? Cách nuôi Chòe Lửa hót hay Số 1
- ↑Bí kíp nuôi chim Chích chòe lửa khoa học nhất - Dogily Petshop
- ↑Chích chòe lửa chăm sóc thế nào? Làm sao để chòe căng lửa
- ↑Cách nuôi chim chích chòe lửa hót hay - Tin Đẹp
- ↑Chim Chích Chòe Lửa ăn gì? Cách nuôi? Giá bao nhiêu
- ↑Cách nuôi chim chích choè lửa non như thế nào là đúng?
Về bài viết này
Bảo Anh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia chăm sóc thú cưng
Xin chào, tôi là Bảo Anh, 29 tuổi và hiện tại tôi đang làm bác sĩ thú y cũng như là chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi yêu thích động vật và luôn cố gắng tìm cách để giúp chúng có một cuộc sống khỏe mạnh. Tôi có kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý của thú cưng, cũng như tư vấn về dinh dưỡng và chăm sóc hàng ngày cho chúng. Tôi luôn nỗ lực để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của thế giới động vật và các nghiên cứu mới nhất về sức khỏe của chúng. Ngoài ra, tôi còn là một người thân thiện và cởi mở. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ những người cùng đam mê với động vật. Tôi mong muốn được gắn kết với cộng đồng yêu thú cưng và cùng nhau chăm sóc cho các bé cưng của chúng ta được tốt nhất có thể. Đó là một vài thông tin về tôi. Cảm ơn bạn đã đọc và hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội trao đổi thêm trong tương lai.