Bệnh đốm trắng (Ich) là bệnh rất hay gặp ở cá cảnh, có rất nhiều người nuôi cá cảnh đã gặp phải tình trạng cá bị mắc bệnh đốm trắng. Trong bài viết này, Wikifarm sẽ chia sẻ cho bạn bệnh Ich là gì? Bệnh đốm trắng là gì? Nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu, những giai đoạn quá trình phát triển của bệnh, cách điều trị và phòng ngựa bệnh đốm trắng.
Bệnh đốm trắng ở cá cảnh: Cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa
Bệnh Ich là gì? Bệnh đốm trắng là gì?
Ich là một bệnh nhiễm ký sinh trùng, chúng được được gọi là bệnh đốm trắng. Ký sinh trùng này có tên là "Ichthyophthirius multifiliis", chữ "Ich" là tên viết tắt của ký sinh trùng. Nếu không chữa trị cẩn thận, chúng có thể lây lan rất nhanh và rất khó điều trị. Việc phát hiện sớm sẽ giúp người nuôi cá dễ điều trị bệnh này hơn.
Một số thông tin bạn có thể chưa biết: Ichthyophthirius multifiliis theo tiếng latin, chúng có nghĩa là rận nước. Ngoài ra, có một dạng rận nước mặn, chúng được gọi là Cryptocaryon irritans.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh đốm trắng ở cá cảnh được gây ra bởi ký sinh trùng "Ichthyophthirius multifiliis". Vì vậy, cái tên bệnh Ich cũng được lấy tên từ ký sinh trùng này. Bệnh này gây ra những đốm trắng ở cá cảnh, đặc biệt là vùng ở vây, mang, da cá.
Một số nguyên nhân dẫn tới bệnh đốm trắng ở cá cảnh:
- Đồ dùng & thiết bị không được khử trùng khi cho sang bể mới.
- Máy lọc có thể nhiễm vi khuẩn, lấy từ một bể cá khác.
- Nước nhiễm bệnh được lấy từ bể cá cảnh khác.
- Cá mới mua được thả luôn vào bể.
- Đồ trang trí, cây thủy sinh được cho luôn vào bể.
- Nhiệt độ nước nằm trong khoảng 20°C - 25°C
Ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis thường tồn tại trong những chất nền, chẳng hạn như đá, sỏi và phân nền. Chính vì vậy, những loài cá sống ở tầng đáy dễ bị mắc bệnh này nhất. Cá tỳ bà, cá chạch culi và cá chuột là một trong những loài cá cảnh tầng đáy thường mắc phải.
Cá bị căng thẳng cũng là một trong nguyên nhân. Khi cá bị bị căng thẳng quá mức, chúng thường bơi xuống tầng đáy. Ở tầng đáy lại là nơi ký sinh trùng dễ tiếp cận cá cảnh, chúng nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể của cá cảnh. Một số việc dẫn tới cá bị căng thẳng.
- Điều kiện nước không phù hợp: Nồng độ amoniac, nitrit hoặc nitrat cao và lượng oxy không đủ trong bể cá có thể dẫn tới cá suy yếu
- Nhiệt độ nước thay đổi: Quá thấp hoặc quá cao
- Bể nhỏ, chật chội, quá nhiều cá trong một bể: Trong bể có quá nhiều cá, chúng có thể cạnh tranh nhau thức ăn, lãnh thổ, tình trạng nước giảm sút dẫn tới cá suy giảm hệ miễn dịch và dễ mắc bệnh đốm trắng hơn.
Dấu hiệu bệnh đốm trắng
Việc phát hiện triệu trứng và dấu hiệu của bệnh đốm trắng là cực kỳ quan trọng. Càng phát hiện sớm, cá càng có cơ hội tỷ lệ cao chữa khỏi. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh đốm trắng.
- Có những đốm trắng trên cơ thể cá (mang, vây, trên da), kích thước đốm trắng này rất nhỏ (bằng hạt muối) có thể nhìn bằng mắt thường,
- Cá thường bơi ở vùng có dòng nước chảy
- Nhiều cá chết đột ngột cùng 1 lúc
- Vây kẹp dính vào với nhau
- Cá di chuyển và bơi trong bể bất thường
- Bong vảy
- Cá bơi lờ đờ
Giai đoạn bệnh đốm trắng
Hiểu được bệnh đốm trắng, bạn càng có cơ hôi lớn trong việc chữa trị bệnh này. Trong phần này, Wikifarm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn bệnh đốm trắng.
Giai đoạn tomont: Ở giai đoạn này, ký sinh trùng sẽ sinh sản ở trong môi trường sống. Ký sinh trùng Ich sẽ đi ra từ cá cảnh, chúng bơi xung quanh bể và bám lên bề mặt chất nền trong bể cá. Ở đó, ký sinh trùng này sẽ phân chia nhiều lần, tạo ra hàng nghìn ký sinh trùng nhỏ gọi là tomite. Sau đó tomite trưởng thành "theront".
Giai đoạn theront: Lúc này ký sinh trùng Ich bơi trong hồ cá mà bạn không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng lúc này đã chui ra từ vỏ không được bao bọc. Chính vì vậy, các tế bào thần kinh của chúng dễ bị tổn thương nhất. Đây là thời điểm trị bệnh đốm trắng tốt nhất. Mặc dù giai đoạn này ký sinh trùng dễ bị tổn thương nhất, nhưng chúng cũng dễ dàng xâm nhập vào cá do chúng có các lông mao dễ bám vào. Nếu không tìm được vật chủ, ký sinh trùng sẽ chết. Ngược lại, tìm được vật chủ, ký sinh trùng Ich sẽ chuyển sang giai đoạn trophont.
Giai đoạn trophont: Một khi ký sinh trùng đã xâm nhập vào cá, bệnh đốm trắng sẽ càng trở nên khó điều trị hơn. Trong giai đoạn này, ký sinh trùng Ich sẽ tấn công cá từ 3 đến 9 ngày (hút kết chất dinh dưỡng ở cá). Những ký sinh trùng sẽ được bảo vệ bởi chất nhầy của cá. Cá cảnh lúc này bị suy yếu, xuất hiện đốm trắng.
Cuối cùng, trophont rời khỏi vật chủ và bắt đầu chu kỳ mới.
Cách điều trị bệnh đốm trắng
Để điều trị bệnh đốm trắng (Ich) bạn có thể chữa bệnh theo các cách sau.
Đồng sunfat
Đồng sunfat là thành phần chính bệnh đốm trắng, áp dụng cho cả cá nước ngọt và cá biển. Bạn có thể sử dụng cho 2 loại bể này.
Các loại thuốc được làm từ đồng có tác dụng rất hiệu quả trong việc chữa bệnh đốm trắng. Tuy nhiên đồng lại có tác dụng không tốt đối với động vật không xương sống và một số loài cá, vì vậy bạn nên cẩn trọng phương pháp điều trị này.
Malachite Green
Thuốc xanh Malachite là một trong những lựa chọn hiệu quả về việc điều trị bệnh đốm trắng. Đây là phương pháp điều trị bệnh hay sử dụng và rất hiệu quả. Thuốc xanh Malachite có tác dụng rất lớn trong quá trình cản trở trao đổi chất của ký sinh trùng, sử dụng thuốc xanh này bằng cách đổ trực tiếp vào bể cá hoặc môi trường sống bể cá.
Cách chữa bằng mẹo
Ngoài cách chữa khác, bạn cũng có thể chữa bệnh đốm trắng bằng những biện pháp khác.
Tỏi: Trong tỏi có chứa allicin, đây là một hợp chất có đặc tính kháng khuẩn. Bạn có thể thêm tỏi vào trong thức ăn để tăng cường hệ thống miễn dịch. Điều này cũng khiến cho sinh vật ký sinh trùng "Ichthyophthirius multifiliis" khó bám vào cơ thể cá.
Lá bàng: Lá bàng có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống ký sinh trùng. Việc thêm lá bàng vào trong bể sẽ giúp bể cá trong tự nhiên hơn và hỗ trợ trong việc chống lại bệnh đốm trắng.
Phòng ngừa bệnh đốm trắng
Phòng ngừa bệnh đốm trắng là cách tốt nhất, để ngăn ngừa bệnh này, bạn có thể xem danh sách dưới đây.
Kiểm tra nồng độ amoniac và nitrit trong nước: Không để mức nồng độ này tăng cao trong bể cá.
Duy trì nhiệt độ nước ổn định: Người nuôi cá có thể sử dụng đèn sưởi để tăng nhiệt độ cho bể cá cho phù hợp. Để bệnh đốm trắng cá cảnh ít có cơ hội phát triển, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ trong khoảng 25 - 30°C. Bạn cần chú ý đến sự thay đổi nhiệt độ ban ngày, ban đêm, mùa hè hay mùa đông, sự thay đổi nhiệt độ nước có thể làm cá yếu đi và dễ bùng phát mắc bệnh hơn.
Cách ly trước khi cho vào bể chính: Bệnh đốm trắng thường lây lan thông qua những cá bị bệnh khác được cho vào bể. Vì vậy tất cả những thứ gì cho vào bể, đặc biệt là cá mới, bạn cần phải cách ly dùng thuốc trị ký sinh trùng trước khi cho cá vào bể.
Kiểm tra cá thường xuyên: Cá bị căng thẳng hoặc dễ cá bị suy yếu có thể dễ mắc bệnh. Chính vì vậy bạn cần phải khắc phục được tình trạng này, không để cá bị quá lâu.
Câu hỏi thường gặp
Con người không thể mắc bệnh đốm trắng. Tuy nhiên, con người có thể mang ký sinh trùng nếu không được rửa tay khi tiếp xúc với bể cá.
Sử dụng thuốc “đồng sunfat” là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Văn Tùng
Bác sĩ thú y
Xin chào, mình là Văn Tùng – một bác sỹ thú y đang ở độ tuổi 31. Với sự đam mê và tình yêu dành cho động vật, mình đã chọn nghề bác sỹ thú y và cảm thấy thật sự hạnh phúc khi được chăm sóc và điều trị cho các bé cưng. Ngoài công việc, mình cũng có niềm đam mê với môn thể thao đá bóng. Đá bóng không chỉ giúp mình giải tỏa căng thẳng, mà còn rèn luyện sức khỏe và sự tập trung. Bên cạnh đó, mình cũng thích khám phá những địa điểm mới, trải nghiệm các món ăn ngon và tận hưởng cuộc sống đầy đủ. Mình luôn sẵn sàng học hỏi, đổi mới và cố gắng hết sức trong công việc và cuộc sống. Mình tin rằng với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng, mình sẽ có thể đạt được những điều mình mong muốn và trở thành một bác sỹ thú y giỏi và thành công.