Hiện nay, có nhiều người không biết cây roi là loại cây gì, xuất xứ từ đâu,.. Tuy nhiên, cây roi còn có tên gọi khác là cây mận. Cây roi là loại cây ăn quả được trồng khá phổ biến ở nước ta. Cây roi được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, miền Nam. Trong phong thủy, cây roi mang nhiều ý nghĩa tích cực cho nên được nhiều người trồng ở trước nhà. Vậy trồng cây roi trước nhà có tốt không? Trong bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp đến cho quý độc giả một số thông tin hữu ích về cây roi.
Trồng cây roi trước nhà có tốt không?
Đặc điểm của cây roi
Cây roi (cây mận) thuộc họ Sim. Cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ. Sau đó du nhập vào Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Hiện nay, cây roi được trồng phổ biến ở nước ta, trải dài các tỉnh miền Trung và miền Nam.
Cây roi khi trưởng thành có chiều cao lên đến 12m. Lá cây dài và rộng, có hình dạng ngọn giáo. Lá cây khá cứng và gân lá hiện rõ ràng.
Hoa roi có màu trắng, nhiều nhị, bốn cánh và có mùi thơm nhẹ. Khi hoa tàn, quả roi sẽ xuất hiện. Khi quả còn non, quả có màu xanh trắng. Quả chín dần sẽ chuyển từ màu xanh sang màu hồng rồi đến màu đỏ. Quả roi có hình khá giống với cái chuông. Ruột xanh trắng, có hạt nhỏ màu nâu. Quả roi khi ăn vào có vị chua chua ngọt ngọt, đôi khi có vị chát nhẹ.
Lợi ích
Cây roi được trồng nhiều ở nước ta vì loại cây này mang đến nhiều lợi ích cho con người. Cây roi có lợi ích kinh tế cao. Nhiều người dân trồng cây roi với mục đích kiếm thêm thu nhập vì cây cho quả nhiều, giá bán lại cao. Loại quả này ngoài được tiêu thụ nhiều trong nước thì còn được xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo y học, trong quả roi có chứa nhiều vitamin A, C và những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng phòng chống ung thư. Những mẹ bầu có thể ăn quả hoặc ép nước uống hằng ngày vì trong quả roi chứa ít đường nhưng nhiều nước. Ngoài ra, quả roi cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cũng như giàu chất xơ, ăn quả roi hỗ trợ chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa đồng thời giảm cholesterol trong máu, ngăn chặn các bệnh liên quan đến tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,... Bên cạnh quả roi có khả năng phòng chống, ngăn ngừa được nhiều loại bệnh thì vỏ rễ cây roi cũng có nhiều tác dụng. Vỏ rễ cây có tác dụng sát trùng. Lá chứa chất có tác dụng tiêu diệt một số loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người như vi khuẩn bạch cầu, phế cầu, vi khuẩn sinh mủ và những loại vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp của con người.
Ngoài những lợi ích trên, cây roi còn mang nhiều ý nghĩa tích cực trong phong thủy. Theo các chuyên gia phong thủy, cây roi là biểu tượng cho sự trường thọ, may mắn, tài lộc. Đặc biệt là khi cây ra hoa và quả nhiều là biểu hiện cho sức sống mãnh liệt, sung túc và tràn đầy năng lượng. Chính vì lẽ đó, nhiều người chọn trồng cây roi trước nhà.
Trồng cây roi trước nhà có tốt không?
Theo các chuyên gia phong thủy, cây roi có thể được trồng ở trước nhà. Cây roi tùy vùng còn được gọi với cái tên khác là cây mận.
Theo phong thủy, trồng cây roi trước nhà giúp thu hút tài lộc, may mắn. Ngoài ra, cây roi còn là biểu tượng cho sự thịnh vượng, trường tồn. Tuy nhiên, khi trồng cây roi trước nhà người trồng nên trồng cây nép sang một bên, không chắn ngang cửa chính vì cửa chính là nơi thu hút ánh sáng, vận khí vào nhà. Nếu trồng chắn ngang cửa chính sẽ khiến ngôi nhà của bạn trở nên u ám, mất cân bằng giữa dương khí và âm khí.
Cách trồng và chăm sóc cây roi phong thủy
Cây roi là loại cây có thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường ẩm ướt. Do đó, khi trồng và chăm sóc cây roi, người trồng cần chú ý cung cấp đủ nước cho cây. Đặc biệt là tại thời điểm cây ra hoa và chuẩn bị kết trái, lúc này cây cần rất nhiều nước để trao đổi chất cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi trái. Nếu thiếu nước thì trái sẽ nhỏ và không ngon.
Khi trồng cây roi, người trồng cần phải bón phân định kỳ như phân chuồng hay phân NPK để cây có thêm chất dinh dưỡng để phát triển. Mỗi giai đoạn sẽ có liều lượng khác nhau do đó người trồng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia cây cảnh hoặc những người dân có kinh nghiệm.
Cây roi rất dễ bị sâu bệnh phá hoại, đặc biệt là vào mùa mưa. Sâu bệnh ngoài ăn lá, quả thì còn đục vào thân, phá hoại từ bên trong khiến cây chết dần, chết mòn. Do đó, người trồng cần thường xuyên chăm sóc cây để có thể phát triển kịp thời sâu bệnh và có phương pháp chữa trị phù hợp. Tốt hơn hết là người trồng nên thường xuyên làm sạch cỏ dưới gốc cây, phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây khi cần thiết để sâu bệnh không có cơ hội phát triển và phá hoại cây.
Như vậy, cây roi chỉ phát huy tối đa công dụng về phong thủy khi cây phát triển và sinh trưởng thật sự tốt.
Đọc thêm:
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
- ↑Những loại cây không nên trồng trước nhà (hợp Phong Thủy)
Về bài viết này
Cát Phượng
Bác sĩ thú y
Xin chào, mình là Cát Phượng, một bác sĩ thú y với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong suốt sự nghiệp của mình, mình đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ những con chó và mèo đến các động vật hoang dã như hổ, sư tử và voi. Ngoài việc chăm sóc và điều trị cho các loài động vật, mình còn đam mê nghiên cứu và phát triển các phương pháp mới để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng. Mình cũng thường xuyên tham gia các hoạt động như giảng dạy và đào tạo để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình với cộng đồng. Ngoài công việc, mình thích du lịch, đọc sách và tập thể dục để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Mình cũng rất yêu động vật và luôn mong muốn góp phần giúp cho các loài động vật được sống và phát triển tốt hơn.