Cây thủy tùng là loại cây quý hiếm và được nhiều yêu thích. Cây thủy tùng mang lại nhiều công dụng, giá trị cho cuộc sống của con người. Hiện nay, nhiều người đang tìm kiếm loại cây này để trồng trong nhà, trang trí phòng khách, văn phòng làm việc,... Theo phong thủy, cây thủy tùng hợp với một số tuổi nhất định. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ tổng hợp các tuổi hợp trồng cây thủy tùng.
Cây thủy tùng hợp với những người tuổi nào?
Đặc điểm
Cây thủy tùng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Đông Nam của Trung Quốc và một số quốc gia khác thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam. Thủy tùng được xem là một trong những loại cây quý hiếm. Cây thủy tùng còn có tên gọi khác là cây thông nước. Tên khoa học của cây thủy tùng đó là Glyptostrobus pensilis.
Hiện nay, có ba loại thủy tùng chính:
- Cây thủy tùng xanh: Đây là loại phát triển trong đất bùn trong một thời gian dài, mọc nhiều ở Tây Nguyên.
- Cây thủy tùng đỏ: Sống phổ biến ở nơi khô ráo.
- Cây kim thủy tùng: Được trồng phổ biến ở nhiều nơi và được sử dụng làm cây cảnh trang trí nhà cửa, bàn làm việc, phòng tiếp khách.
Dựa vào kích thước và phân loại thân thì có hai loại thủy tùng:
- Thủy tùng thân gỗ: Cây có chiều cao khoảng 30m và đường kính khoảng 1m. Đây là loại có kích thước lớn, thân cây cứng, vỏ dày và tỏa ra mùi thơm đặc trưng. Với loại tùng lớn này, mọi người thường sử dụng để tạc tượng hoặc lục bình gỗ.
- Thủy tùng có kích thước bé: Loại này có chiều cao khoảng 30cm. Vì có kích thước nhỏ nên loại này được sử dụng nhiều trong việc trang trí nhà cửa. Thân cây thủy tùng kích thước bé thường mỏng, có độ dẻo và có thể tạo thành nhiều dáng khác nhau.
Cây thủy tùng hợp tuổi nào?
Theo thuyết ngũ hành, cây thủy tùng thuộc hành Thủy, Thủy sinh Kim. Vì vậy những người mệnh Kim và mệnh Thủy thích hợp trồng cây tùng, đặc biệt những người tuổi Thân rất phù hợp trồng cây tùng. Cây thủy tùng là biểu tượng của sự thịnh vượng, tài lộc và may mắn.
Đối với những người mệnh Kim khi trồng cây thủy tùng bên trong nhà sẽ giúp thu hút may mắn, bình an, sự thịnh vượng đồng thời xua đuổi tà ma, vận xấu.
Đối với những người tuổi Thân khi trồng những loại cây này sẽ thu hút vận may, mang đến tài lộc cho gia đình, những quyết định quan trọng trong cuộc sống, công việc thường đi đúng hướng và xử lý được nhiều vấn đề khó khăn.
Ý nghĩa phong thủy của cây thủy tùng
Cây thủy tùng là biểu tượng của sự bền bỉ, mạnh mẽ vươn lên, được ví như một nam tử hán thanh cao, chính trực. Ngoài ra, cây thủy tùng là một trong bộ tứ Tùng - Cúc - Trúc - Mai, biểu tượng cho tài lộc, may mắn, thăng tiến. Cây thủy tùng còn có tác dụng xua đuổi tà ma, vận xấu và thu hút vượng khí vào nhà. Theo đó, thủy tùng có nghĩa như sau:
- Thủy: Trong phong thủy, thủy có nghĩa là nước, tượng trưng cho tiền tài. Đó là vì sao người xưa hay nói “tiền vô như nước”. Bên cạnh đó, theo khoa học, nước là một yếu tố không thể thiếu đối với sự sống của vạn vật nói chung và con người nói riêng. Nhờ vào nước mà cây cối, con người có thể sinh trưởng, phát triển không ngừng. Thủy mang đến sự may mắn, thuận lợi trong công việc. Mọi việc khi gặp thủy sẽ suôn sẻ, trôi chảy và không gặp bất trắc.
- Tùng: Cây tùng là một trong những loại tứ quý có mặt phổ biến trong hội họa, điêu khắc ở các đình chùa. Cây tùng là biểu tượng của mùa xuân, biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở.
Cây tùng là một loại cây lâu năm. Cây tùng sinh trưởng ở những nơi núi cao, có khí hậu khắc nghiệt. Vì vậy, cây tùng được xem là biểu tượng của sự vượt lên nghịch cảnh, khó khăn mà không bao giờ chịu khuất phục. Đây cũng là một trong những đức tính của con người được trân trọng. Người xưa thường xem cây tùng là đại diện của khí tiết bậc đại trượng phu, hiên ngang, kiên cường và bất khuất.
Vị trí tốt để đặt cây thủy tùng
Theo nghiên cứu, vị trí đặt cây thủy tùng mang ý nghĩa tốt cho người trồng đó là hướng Đông hoặc hướng Đông Nam. Khi đặt cây thủy tùng ở hai hướng này sẽ giúp thu hút được nhiều vượng khí. Đồng thời, cây cối khi được đặt ở hướng Đông sẽ giúp cây đón được ánh nắng đầu tiên trong ngày, nắng không quá gắt và tốt cho sự phát triển của cây.
Bên cạnh đó, vị trí phù hợp để đặt cây thủy tùng còn phụ thuộc vào tuổi và mệnh của gia chủ. Theo đó, nếu gia chủ mệnh Kim thì nên đặt cây thủy tùng ở hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc hoặc Đông Bắc. Nếu gia chủ là mệnh Thổ thì vị trí thích hợp để đặt cây thủy tùng là hướng Đông Bắc và Tây Nam.
Một số lưu ý khi trồng cây thủy tùng
Khi trồng cây thủy tùng, người trồng cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Hạn chế việc trồng nhiều cây trồng nhà, nên trồng số lượng cây theo cặp và lớn hơn 1.
- Thường xuyên chăm sóc và phát hiện những bộ phận của cây bị úa vàng, chết. Vì theo phong thủy không nên trồng những cây bị héo úa, chết trong nhà.
- Bổ sung phân bón cho cây.
- Mang cây ra ánh sáng nhẹ 2 lần/tuần
- Không đổ các loại nước chè, bã cà phê vào cây vì sẽ gây ra tình trạng ngập úng, thối rễ.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thiên An
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Thiên An, một chuyên gia về thú cưng và bác sĩ thú y đam mê công việc của mình. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thú cưng và đã giúp hàng ngàn con vật được cứu sống và khỏe mạnh. Ngoài đam mê với công việc, tôi còn rất yêu thích trồng cây và tận hưởng sự thư thái mà nó mang lại. Tôi luôn cố gắng tìm kiếm cách để kết hợp giữa việc trồng cây và chăm sóc thú cưng, vì tôi tin rằng đó là một cách tuyệt vời để tạo ra một môi trường sống tốt cho cả con người và động vật. Với kinh nghiệm và kiến thức của mình, tôi hy vọng sẽ có thể giúp đỡ các bạn trong việc chăm sóc thú cưng cũng như trong việc trồng cây. Tôi rất mong được làm quen với các bạn và chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình. Cảm ơn đã lắng nghe.