Vốn là một loài thực vật có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ và Đông Nam Á, cây lan ý không chỉ được dùng để làm cây cảnh trang trí mà còn có những công dụng tốt cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó, một trong những vấn đề mà người trồng cây lan ý quan tâm hàng đầu đó là cây lan ý có hợp với tuổi của mình hay không bởi nó mang đến những ý nghĩa nhất định trong phong thủy. Vậy cây lan ý hợp tuổi nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Cây lan ý hợp với người tuổi nào? nên đặt vị trí nào?
Ý nghĩa trong phong thủy
Về ý nghĩa, cây lan ý là loài cây biểu trưng cho sự thuần khiết và thanh cao. Cây lan ý cũng mang ý nghĩa tượng trưng cho sự yên bình, tình cảm gắn kết và hòa hợp. Loài cây này cũng tỏa ra một nguồn năng lượng tích cực, giúp con người có thêm động lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, cây lan ý cũng là loài cây trung hòa những nguồn năng lượng xung quanh, giúp gia chủ tránh đi những điều xui xẻo, có nhiều tiền tài và có nhiều bước thăng tiến trong sự nghiệp.
Cây lan ý hợp tuổi nào?
Theo quan niệm trong phong thủy, cây lan ý hợp với người mệnh Thủy và mệnh Kim, đặc biệt là khi trồng cây lan ý theo phương pháp thủy sinh. Bởi theo quan niệm Ngũ hành tương sinh thì Kim sinh Thủy là hợp nhau. Ngoài ra, mo hoa của cây này có màu trắng. Đây là màu bản mệnh của người mệnh Kim.
Cây lan ý thuộc loại những cây phong thủy hợp với những người mệnh Kim và những người mệnh Thủy nên từ đó, chúng ta có thể suy ra, cây lan ý hợp với những người thuộc tuổi sau: Bính Tý (1936 và 1996), Quý Tỵ (1953 và 2013), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1937 và 1997), Quý Hợi (1983), Giáp Thân (1944 và 2004), Đinh Mùi (1967), Ất Dậu (1945 và 2005), Nhâm Thìn (1952 và 2012), Ất Mão (1975), Canh Thìn (2000), Tân Tỵ (2001), Quý Dậu (1993), Nhâm Thân (1992), Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985), Canh Tuất (1970), Tân Hợi (1971), Quý Mão (1963), Nhâm Dần (1962), Ất Mùi (1955, 2015), Giáp Ngọ (1954, 2014).
Người ta cho rằng, những người thuộc tuổi trên nếu sở hữu một chậu cây lan ý thì sẽ luôn may mắn trong công việc và hạnh phúc trong tình yêu.
Vị trí tốt để đặt cây lan ý
Vị trí tốt để đặt cây lan ý cũng là một vấn đề mà các bạn cần lưu ý. Có rất nhiều vị trí để đặt cây lan ý, điều này còn phụ thuộc vào bố cục phong thủy ngôi nhà của bạn. Dưới đây là một số vị trí mà bạn có thể tham khảo:
- Đặt lan ý ở hướng tây hoặc tây bắc nếu gia chủ mệnh Kim: Nếu gia chủ mệnh Kim ứng với hướng tây và tây bắc nên khi đặt các đồ vật phong thủy như cây phong thủy thì có thể đặt một trong hai hướng này rất tốt. Nếu gia chủ mệnh Kim và bố cục trong nhà phù hợp đặt cây ở hướng này thì đây chính là vị trí rất hợp phong thủy để bạn đặt cây lan ý.
- Đặt lan ý ở hướng bắc nếu gia chủ mệnh Thủy: Còn người mệnh thủy theo Hà Đồ là hướng chính Bắc. Do đó, nếu gia chủ là người mệnh thủy thì hãy chọn hướng chính Bắc làm hướng đặt cây phong thủy.
- Đặt cây lan ý ở góc tụ tài: Góc tụ tài được xác định là góc chéo với cửa ra vào của nhà và phải là góc kín. Vị trí này vô cùng thích hợp để đặt các vật phong thủy giúp tăng tài vận cho gia chủ. Nếu góc này ở một trong 3 hướng vừa kể trên là hướng chính bắc, chính tây hoặc tây bắc thì đây là vị trí thích hợp để đặt cây lan ý.
Cây lan ý không hợp với những người tuổi nào?
Để biết được cây lan ý không hợp với những người tuổi nào thì cần xem xét cây lan ý không hợp những người mệnh nào. Theo mối quan hệ tương khắc trong Ngũ hành, cây lan ý hợp với mệnh Kim mà “Kim thì khắc Mộc”. Từ đó, có thể thấy rằng, cây lan ý không hợp với những người mang mệnh Mộc.
Bên cạnh đó, theo quy luật tương sinh trong Ngũ hành thì “Thổ sinh Kim”. Tuy nhiên, nếu xét ngược lại thì thuộc tính Kim ngày càng vượng thì thuộc tính Thổ ngày càng suy. Do đó, cây lan ý cũng không hợp với những người mệnh Thổ.
Vì vậy, cây lan ý không hợp với những người tuổi sau: Mậu Thìn (1988), Kỷ Tỵ (1989), Nhâm Ngọ (1942, 2002), Quý Mùi (1943, 2003), Canh Dần (1950, 2010), Tân Mão (1951, 2011), Mậu Tuất (1958, 2018), Kỷ Hợi (1959, 2019), Nhâm Tý (1972), Qúy Sửu (1973), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981), Mậu Dần (1938, 1998), Tân Sửu (1961, 2021), (Canh Ngọ 1930, 1990), Kỷ Mão (1939, 1999), Mậu Thân (1968), Tân Mùi (1931, 1991), Bính Tuất (1946, 2006), Kỷ Dậu (1969), Đinh Hợi (1947, 2007), Bính Thìn (1976), Canh Tý (1960, 2020), Đinh Tỵ (1977).
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, trên thị trường, giá bán của cây lan ý còn tuỳ thuộc vào kích thước của thân cây, loại cây lá nhỏ hay lá to. Những cây lan ý có chiều cao từ 20 – 30cm sẽ có giá dao động khoảng 50.000 – 80.000 đồng còn những cây lan ý có kích thước cao hơn và đã ra hoa có giá bán cao hơn, khoảng 100.000 – 250.000 đồng.
Lá và củ của cây lan ý có chứa chất canxi oxalat gây hại tới hệ tiêu hóa. Chính vì thế, bạn cần để cây lan ý xa tầm tay của trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ khi ăn phải sẽ có biểu hiện ngứa, sưng môi, miệng , lưỡi. Nếu ăn lượng lớn có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, ngạt thở và thậm chí là suy thận.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Minh Quang
Tôi là Minh Quang, hiện nay 24 tuổi và đang theo học tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tôi luôn có một tình yêu đặc biệt dành cho thú cưng, đặc biệt là các loài chó. Từ khi còn nhỏ, tôi đã rất yêu quý và quan tâm, đặc biệt đối với những người bạn bốn chân này. Tôi không chỉ thích chơi với chúng mà còn thường xuyên tìm hiểu về các loài chó, từ các tính cách đến cách chăm sóc. Việc này giúp tôi có một lượng thông tin kiến thức tương đối nhiều về chó, tôi đã tham gia làm công tác viên trên trang hướng dẫn nuôi trồng trực tuyến WikiFarm.
Với kiến thức và kinh nghiệm tích luỹ qua thời gian, tôi hiểu rõ về cách nuôi dưỡng và chăm sóc cho các loài chó. Tôi rất hạnh phúc khi có cơ hội giúp đỡ những người khác hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến chó, từ việc lựa chọn loài chó phù hợp đến các vấn đề sức khỏe và hành vi của của chúng.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để tìm hiểu về tôi. Tôi hy vọng rằng thông qua sự đam mê và kiến thức của mình, tôi có thể đóng góp cho một cộng đồng yêu thú cưng ở Việt Nam.