Cây sa kê là loại cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Cây sa kê mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống, chẳng hạn như lá cây sa kê khi phơi khô có thể nấu nước uống rất tốt cho sức khỏe, quả sa kê có thể chế biến được nhiều món ăn,... Vì vậy, nhiều người chọn trồng cây sa kê trước nhà. Vậy trồng cây sa kê trước nhà có tốt không? Bài viết dưới đây của chúng tôi để cung cấp cho quý độc giả một số thông tin bổ ích về cây sa kê.
Trồng cây sa kê trước nhà có tốt không?
Đặc điểm
Ngoài cái tên là cây sa kê thì cây còn được gọi với cái tên khác là cây bánh mì. Cây sa kê là loại cây thân gỗ, có chiều cao lên tới 20m khi trưởng thành. Vỏ cây sa kê có màu nâu xám, bề mặt nhám. Cây có mủ, mủ cây sa kê rất giống với mủ mít. Cành của cây sa kê rất nhiều, tán rộng nên cho nhiều bóng mát.
Lá cây sa kê có màu xanh, có 3 - 9 thuôn dài, cuống lá khỏe. Mặt trên của lá có màu xanh đậm, mặt dưới nhám và có màu nhạt hơn. Cây sa kê cũng có hoa và quả. Quả cây sake có gai nhỏ tương tự như quả mít nhưng nhỏ hơn, có hình bầu dục. Quả khi chín sẽ có màu xanh nhạt, gai nở, ăn rất ngọt và bùi.
Ý nghĩa
Cây sa kê mang lại nhiều ý nghĩa cho con người. Lá sa kê khi rụng thì lá cây đã khô. Bạn chỉ cần rửa sạch và đem đi nấu nước mát uống rất tốt cho sức khỏe, có khả năng ngăn ngừa một số bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp,... Theo nghiên cứu, trong quả sa kê có chứa nhiều chất chống oxy hóa, kích thích tế bào phát triển loại bỏ tế bào đã bị tổn thương, bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời.
Ngoài có tác dụng trong y học, cây sa kê còn có nhiều bộ phận có thể chế biến được nhiều món ăn ngon. Quả sa kê khi chín có vị ngọt, bùi cho nên có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như sa kê tẩm bột chiên giòn, chè sa kê, canh sa kê, gỏi,...
Vì cây sa kê là loài thân gỗ, có tán lá rộng cho nên khi trồng cây trong nhà sẽ giúp nhà bạn có thêm nhiều bóng râm và trở nên mát mẻ hơn. Hiện nay, cây sa kê còn được trồng nhiều ở chùa, công viên, trường học,...
Hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng chữ “sa kê” phát âm gần giống như chữ “sa cơ”. Sa cơ lỡ vận dùng để chỉ sự thất bại trong sự nghiệp. Vì vậy mà nhiều người không muốn trồng cây sa kê trước nhà.
Trồng cây sa kê trước nhà có tốt không?
Theo các chuyên gia phong thủy, khi trồng cây ở vị trí trước cửa nhà hay lối đi chính thì cần phải xem xét thật kỹ. Vì lối đi chính, cửa chính là lối di chuyển của tài lộc, vận khí vào nhà nên những vị trí đó cần được thông thoáng, không có vật cản. Trường hợp trồng cây quá lớn, um tùm che mất cửa chính sẽ khiến ngôi nhà trở nên u ám.
Vì cây sa kê là loại cây có chiều cao khá lớn khi trưởng thành nên bạn không nên chọn trồng cây sa kê trước nhà. Mặt khác, bạn có thể trồng sau vườn để ăn quả hay lấy bóng mát.
Cách trồng và chăm sóc cây sa kê
Mặc dù cây sa kê không thể trồng trước nhà vì yếu tố phong thủy nhưng bạn có thể trồng cây ở những vị trí khác trong nhà như sân vườn, bên hông nhà,... Dù trồng ở vị trí nào thì bạn cũng cần có cách trồng và chăm sóc cây phù hợp. Để cây sa kê có thể sinh trưởng và phát triển tốt thì bạn cần lưu ý một số kinh nghiệm khi trồng và chăm sóc cây sa kê:
- Đất trồng: Cây sa kê khi trưởng thành sẽ cao lên đến 20m cho nên rễ cây cũng như thân cây cũng sẽ rất lớn. Đất trồng cây sa kê nên là loại đất phèn hay đất mặn. Cây có thể sống và phát triển ở nhiệt độ từ 5 độ C trở lên.
- Cách trồng: Trước khi trồng cây bạn nên rải một lớp phân hữu cơ như phân bò, gà. Bạn nên trồng cây ở nơi đất cao để nước có thể thoát vì cây con sẽ dễ chết khi bị ngập úng. Khi đặt cây xuống hố bạn nên đặt cây thẳng đứng và lấp đất lại. Khi cây còn nhỏ bạn có thể cố định cây bằng cách cột 3 - 4 cây gỗ xung quanh cây.
- Bón phân: Sau khi trồng cây được một tháng thì bạn nên bón thêm phân cho cây định kỳ 6 tháng/lần để cây có đủ chất dinh dưỡng để nuôi cây và ra quả ngon.
- Tưới nước: Cây sa kê cũng như những loại cây khác cần đủ nước để trao đổi chất. Khi cây sa kê còn nhỏ thì bạn hãy thường xuyên tưới nước cho cây từ 1 - 2 lần/tuần để cây phát triển bộ rễ. Khi cây đã trưởng thành, hầu như bạn không cần tưới nước vì rễ cây có thể tự hút chất khoáng, nước trong lòng đất để sống.
- Ngăn ngừa sâu bệnh: Cây sa kê thường mắc các bệnh về lá, rễ và trái như bệnh đốm lá, thối trái, tuyến trùng rễ,... cho nên việc thường xuyên thăm nom cây sẽ giúp phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh này cho cây.
Xem thêm:
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bùi Nam
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào mọi người, tôi là Bùi Nam, 36 tuổi và là một bác sĩ thú y, chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi đam mê yêu thương và chăm sóc cho các loài động vật khác nhau, từ nhỏ đến lớn. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế thú y và tôi rất vui khi được giúp đỡ chủ nuôi và các thú cưng của họ. Tôi đã học tập và làm việc tại các trung tâm y tế thú y hàng đầu và luôn cố gắng cập nhật kiến thức mới nhất để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Tôi tin rằng việc chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc cho thú cưng của bạn là rất quan trọng và tôi cam kết sẽ làm tốt công việc của mình. Ngoài ra, tôi cũng là một người yêu thích động vật và thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và động vật. Tôi tin rằng việc chăm sóc động vật cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Đó là một số thông tin về tôi và công việc của tôi. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với tôi. Cảm ơn đã lắng nghe!