Trái cóc được sử dụng để chế biến nhiều món ăn hoặc có thể ăn sống. Ngoài ra, lá cóc cũng có thể ăn được và có mùi vị như trái. Cây cóc khá dễ trồng. Vì những lý do trên, nhiều gia đình lựa chọn loại cây này để trồng trước nhà. Tuy nhiên, trồng cây cóc trước nhà có tốt không? Trong bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ mang đến một số thông tin bổ ích liên quan đến vấn đề này.
Trồng cây cóc trước nhà có tốt không?
Đặc điểm
Cây cóc là loại cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Cây cóc là loài thân gỗ, xuất hiện chủ yếu ở các quốc gia thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vì nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới nên chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp cây cóc trong sân vườn của một số nhà.
Cây cóc có chiều cao từ 1,5 - 10m, tùy vào chủng loại và độ tuổi của cây. Thân cây cóc có màu nâu, nhiều nhánh. Lá cóc dài có răng cưa trên lá, màu xanh. Hoa cóc mọc thành từng chùm, có màu trắng.
Cây cóc có nhiều loại, có loại cho quả to và quả nhỏ. Quả cóc to hay nhỏ thì đều có màu xanh, vỏ hơi nhám, có hình quả trứng. Quả cóc mọc thành chùm. Khi chín, vỏ quả có màu xanh pha lẫn màu vàng hoặc chuyển hẳn sang màu vàng. Quả cóc khi chín ăn rất ngon, có vị chua chua ngọt ngọt với phần thịt mềm. Hạt cóc có nhiều tua bao quanh, cứng và không ăn được.
Ý nghĩa & công dụng
Cây cóc có nhiều ý nghĩa, công dụng quan trọng đối với con người. Dưới đây là một số ý nghĩa, công dụng của cây cóc mà bạn nên biết:
Trang trí nhà cửa, tạo không gian xanh mát
Cây cóc thường có lá xanh tươi, tán rộng mang đến sự tươi mát cho không gian nhà bạn. Ngoài ra, loại cây này còn có công dụng lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn mang lại không khí trong lành.
Nguyên liệu chế biến nhiều món ngon
Quả của cây được sử dụng để chế biến nhiều món ăn như nước ép cóc, cóc ngâm, cóc lắc muối ớt, gỏi cóc,... Ngoài ra, khi ăn bánh xèo, nhiều người còn ăn lá cóc kèm với nhiều loại rau khác. Lá cóc có vị chua kích thích vị giác khiến chúng ta cảm thấy ăn ngon hơn và không bị ngấy.
Ý nghĩa trong phong thủy
Theo các chuyên gia phong thủy, cây cóc được xem là biểu tượng của sự may mắn, năng lượng tích cực. Bạn có thể trồng cây cóc trong khuôn viên nhà để thu hút tài lộc, may mắn. Tuy nhiên, nên cân nhắc việc trồng cây cóc trước nhà vì cây này thường có nhiều nhánh, khá um tùm.
Trồng cây cóc trước nhà có tốt không?
Trồng cây cóc trước nhà có tốt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Như đã phân tích, cây cóc là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc. Tuy nhiên, việc lựa chọn vị trí trồng cây đóng vai trò rất quan trọng. Trồng cây sai vị trí sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng về phong thủy của cây. Do đó, gia chủ nên cân nhắc trước khi trồng.
Trong phong thủy, những cây cao lớn, có tán lá rộng, um tùm thường thiếu dương khí, cản trở ánh sáng vào nhà cũng như tài lộc, may mắn. Ngoài ra, cửa chính của ngôi nhà chính là nơi đón dương khí, năng lượng vào nhà. Nếu trồng cây cóc có tán lớn, um tùm ở vị trí này sẽ cản trở khả năng di chuyển của dương khí, năng lượng.
Nếu muốn trồng cây cóc trước nhà thì bạn nên chọn loại cây có kích thước nhỏ. Điều này giúp phát huy khả năng về phong thủy của cây cũng như không cản trở đường di chuyển của dương khí.
Cách trồng & chăm sóc
Để sở hữu một cây cóc có sức sống tốt, phát huy công dụng về phong thủy thì bạn cần lưu ý một số kinh nghiệm trong cách trồng và chăm sóc cây:
- Chọn giống: Tùy vào vị trí, mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn giống cây phù hợp. Nếu trồng trước nhà thì bạn chọn giống cây cóc có kích thước nhỏ. Những giống cây cóc bạn có thể dễ dàng tìm thấy tại các cửa hàng bán cây trồng/cây cảnh.
- Tưới nước: Nước là một hợp chất không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển của cây. Nếu thiếu nước thì cây không thể phát triển và cho quả. Do đó, việc cung cấp đủ nước cho cây là vấn đề vô cùng quan trọng. Bạn cần tưới một lượng nước vừa đủ cho cây cũng như thường xuyên xem xét độ thoát nước của đất/chậu, tránh trường hợp bị úng rễ gây chết cây. Vào mùa nắng nóng, bạn nên tưới nhiều nước cho cây, khoảng 2-3 lần ngày, lượng nước vừa đủ. Khi thời tiết trở nên mát mẻ hơn hoặc vào mùa mưa thì bạn giảm tần suất tưới hoặc không cần tưới.
- Bón phân: Ngoài cung cấp đủ nước, bón phân là việc nên làm để cây có thêm nhiều chất dinh dưỡng để cho quả. Bạn nên bổ sung các loại phân đạm, kali, ure,... phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.
- Cắt tỉa: Cây cóc thường có nhiều nhánh, lá. Điều này không tránh khỏi tình trạng có một số nhánh, lá bị héo, hư hỏng do không đủ chất dinh dưỡng. Do đó, bạn nên cắt tỉa những phần đã bị héo, hư hỏng của cây để cây có thể tập trung các chất dinh dưỡng để nuôi các phần khác. Ngoài ra, việc cắt tỉa nhánh, lá thường xuyên còn giúp không gian sân vườn, trước nhà thêm thoáng mát, sạch sẽ.
- Phòng và chữa bệnh kịp thời: Kiểm tra thường xuyên là việc làm cần thiết để sớm phát hiện sâu bệnh và chữa trị kịp thời. Khi phát hiện những nhánh, lá bị sâu bệnh xâm nhập thì bạn nên loại bỏ những phần này để ngăn chặn sự lây lan.
Xem thêm:
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Quỳnh Anh
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Quỳnh Anh, một chuyên gia về thú cưng. Hiện nay tôi 30 tuổi, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loài động vật như chim, chó, mèo, cá. Tôi yêu động vật và luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thú cưng của mình và cho những người yêu thú cưng. Tôi đã có cơ hội làm việc trong các trung tâm chăm sóc thú cưng, nhà máy sản xuất thức ăn cho thú cưng và cũng đã tham gia nhiều hoạt động cứu hộ động vật. Tôi rất mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình về chăm sóc thú cưng để giúp đỡ các bạn có thể chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.