Cây lựu là loại cây ăn quả được nhiều người trồng. Quả lựu chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Bên cạnh ý nghĩa về sức khỏe, cây lựu còn mang nhiều ý nghĩa trong phong thủy. Vậy trồng cây lựu trước nhà có tốt không? Cách trồng và chăm sóc cây như thế nào để cây có thể phát huy được các chức năng về phong thủy? Trong bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ mang đến những thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề này.
Trồng cây lựu trước nhà có tốt không?
Đặc điểm
Cây lựu là loài thân gỗ quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Loại cây này thường được trồng trước nhà hoặc trên ban công, cửa sổ. Cây lựu có nhiều nhánh nhỏ, cao từ 2 - 8m. Cây có khi mọc thành bụi vì càng lớn nhánh nhỏ càng phát triển nhiều.
Lá của cây lựu nhỏ, nhọn ở cuối lá và phình to ở giữa. Lá mọc dọc theo nhánh và đối xứng nhau. Chính vì vậy, khi nhìn vào, chúng ta chỉ thấy lá mà ít thấy thân cây hoặc nhánh.
Những cây lựu được chăm sóc tốt và đúng kỹ thuật thường cho nhiều quả, lá xanh tươi. Cây lựu thường ra hoa và kết trái vào khoảng tháng 9, 10 hàng năm. Quả lựu có màu đỏ hoặc vàng cam nhạt tùy theo loại, hình tròn. Vỏ quả dày, cứng nên không thể dùng tay để xẻ quả. Bên trong quả có nhiều hạt được chia thành 3 - 4 ngăn, hạt được bao bọc bởi một lớp thịt mọng nước và kết dính với nhau thành từng cụm.
Ý nghĩa
Về phong thủy
Theo khoa học, cây lựu là loài thân gỗ nên cây lựu thường hợp với những người mệnh Thủy, Mộc. Trong phong thủy, cây lựu là loài cây tượng trưng cho sự kiên cường. Những cây lựu cho quả to, căng đỏ thường mang đến nhiều tài lộc, may mắn cho gia chủ.
Ngoài ra, hoa lựu còn có tác dụng xua đuổi tà ma, vận xấu mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho gia chủ. Vì vậy, nhiều gia đình chọn cây lựu đỏ để chưng ngày tết với mục đích thu hút tài lộc, may mắn trong những ngày đầu năm. Bên cạnh đó, trồng cây lựu đỏ trước nhà còn giúp con cái thuận đường học hành, thi cử suôn sẻ và hiếu thảo với cha mẹ..
Về sức khỏe và tính thẩm mỹ
Vì sự mảnh khảnh của cây, rực rỡ của quả nên nhiều người ví cây như ‘mỹ nhân’. Khi lựu ra hoa, những chùm hoa này tô thêm màu sắc cho ngôi nhà và mang đến hương thơm nhè nhẹ giúp gia chủ thư giãn sau giờ làm việc mệt mỏi. Quả lựu đỏ được ví như những đèn lồng phát sáng, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Ngoài có tính thẩm mỹ, lựu còn mang nhiều giá trị trong y học. Quả lựu chứa nhiều chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, quả lựu có chứa hai hợp chất là punicalagins và axit punici. Những chất này có tính sinh học mạnh. Ngoài ra, quả lựu còn có khả năng chống viêm mạnh, phòng chống ung thư và nhiều bệnh khác.
Trồng cây lựu trước nhà có tốt không?
Như đã phân tích, cây lựu có thể trồng trước nhà vì cây không quá to cũng như không có gai nhọn để làm tổn thương hay cản vận gia chủ. Ngược lại, trồng cây lựu trước nhà còn giúp ngôi nhà thêm nhiều màu sắc và xua đuổi được vận đen, chào đón tài lộc, may mắn vào nhà.
Cách trồng và chăm sóc cây lựu trong phong thủy
Kinh nghiệm trồng cây lựu
Trồng cây lựu khá đơn giản, không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khi trồng cây để cây có thể phát huy tác dụng thu hút tài lộc, may mắn. Dưới đây là một số kinh nghiệm khi trồng cây lựu được nhiều người chia sẻ:
- Thời điểm trồng cây: Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây lựu là cuối thu hay vào đầu mùa hè. Thời gian này trong năm xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, cung cấp một lượng nước nhất định cho đất giúp cho vạn vật sinh trưởng và phát triển.
- Đất trồng: Cây lựu nên được trồng trên loại đất có nhiều chất dinh dưỡng chẳng hạn như đất phù sa, đất trộn với phân hữu cơ. Nếu trồng trong chậu thì bạn nên chọn loại chậu có kích thước phù hợp và có thể thoát nước dễ dàng, tránh tình trạng ngập úng cây.
- Phương pháp trồng: Bạn có thể trồng cây bằng cách sử dụng hạt hoặc phương pháp ghép cành. Phương pháp trồng bằng hạt thì mất nhiều thời gian để cây nảy mầm còn đối với phương pháp ghép cành thì cây nhanh lớn hơn.
- Quy trình trồng: Khi trồng bằng cây giống, bạn chỉ cần loại bỏ lớp nilon được bọc ở rễ và đặt cây xuống hố đã đào. Cây phải được đặt thẳng đứng, tránh đặt nghiêng. Sau đó lấp đất lại và ấn đất sao cho đất giữ cây được thẳng. Cuối cùng là tưới một lượng nước vừa đủ để đất được ẩm, giúp rễ hấp thụ và phát triển.
Kinh nghiệm chăm sóc cây lựu
Sau khi đã trồng cây đúng kỹ thuật, người trồng cần biết cách chăm sóc để cây sinh trưởng và phát triển. Hãy ghi nhớ những mẹo nhỏ trong việc chăm sóc cây lựu dưới đây:
- Trồng cây ở vườn thì đất trồng phải là loại đất dễ thoát nước. Nếu trồng cây trong chậu thì chậu được chọn phải có lỗ thoát nước, tránh tình trạng ngập úng làm chết cây.
- Cung cấp đầy đủ nước và ánh sáng cho cây. Lưu ý là không nên đặt cây ở nơi có ánh nắng quá gắt hay đất khô hạn.
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân NPK hoặc phân vi lượng định kỳ.
- Phát hiện kịp thời các bệnh của cây thì để chữa trị. Cây bị rầy, rệp bám thì bạn có thể tiêu diệt chúng bằng nước rửa chén đã pha loãng với nước. Bạn lưu ý chỉ xịt vào những chỗ bị rệp, rầy bám không nên tưới thẳng vào gốc hay xịt toàn thân cây nhé.
- Tỉa cành, lá: Để cây tập trung được chất dinh dưỡng để phát triển thì bạn nên thường xuyên cắt, tỉa những cành, lá héo, hư hỏng.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Tiến Thành
Tôi là Tiến Thành, hiện nay đã 25 tuổi và đang là sinh viên tại trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài Y Khoa, tôi luôn có một tình yêu đặc biệt dành cho động vật, đặc biệt là với những chú mèo đáng yêu.
Tôi cũng là một cộng tác viên trên trang hướng dẫn nuôi trồng trực tuyến WikiFarm. Tôi luôn mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người về việc chăm sóc động vật. WikiFarm đã mang lại cho tôi cơ hội để góp phần mang lại những thông tin hữu ích và bổ ích cho những người yêu thú cưng.
Cảm ơn mọi người đã dành thời gian để tìm hiểu về tôi. Tôi luôn sẵn sàng để học hỏi và chia sẻ, và hy vọng rằng tôi có thể đóng góp nhiều điều tốt đẹp hơn cho cộng đồng trong tương lai.