Cây mai vàng được xem là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc và đã trở thành một yếu tố không thể không nhắc đến khi bàn về văn hóa của Việt Nam. Mặc dù cây mai có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng loại cây này hiện nay được trồng nhiều ở nước ta. Nhiều người trồng mai trong vườn cũng như cũng có thể trồng loại cây này trong chậu. Dù trồng ở vị trí nào thì cây mai đòi hỏi phải có kỹ thuật chăm sóc tốt. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn một cách chi tiết kỹ thuật chăm sóc mai vàng trong chậu. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo
Kỹ thuật chăm sóc mai vàng trong chậu
Giới thiệu về cây mai vàng
Cây mai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây mai đã xuất hiện tại quốc gia này hơn 3000 năm trước. Tên khoa học của cây mai là Ochna integerrima. Hiện nay tại Việt Nam có nhiều loại mai. Cây mai được trồng ở nhiều khu vực. Điều kiện thời tiết, khí hậu của mỗi nơi sẽ phù hợp để trồng một loại mai nhất định.
Ý nghĩa
Cây mai đã trở thành biểu tượng văn hóa đối với người dân Việt Nam. Cây mai đã gắn bó và đồng hành với người dân từ thuở sơ khai đến khi phát triển. Cây có sức sống mãnh liệt và có thể thích nghi với khí hậu khắc nghiệt như nắng nóng, mưa bão. Vì vậy, đối với người dân nước ta, cây mai được xem là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc đời.
Chuẩn bị những gì?
Thời gian trồng
Thời điểm thích hợp để trồng cây mai là từ cuối tháng 10 âm lịch đến tháng 2 âm lịch hằng năm. Lúc này khí hậu mát mẻ, nóng ẩm, nhiệt độ dao động từ 25 - 30 độ C. Cây mai sẽ không thể phát triển hoặc phát triển kém khi trồng ở điều kiện nhiệt độ dưới 10 độ C. Vì vậy, cây mai được trồng nhiều ở miền Trung và miền Nam nước ta.
Tìm & lựa chọn giống cây tốt
Trồng mai trong chậu sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với ngoài vườn. Vì khi đó, cây sẽ ít chất dinh dưỡng hơn. Để cây mai có thể phát triển tốt trong chậu, người trồng cần lựa chọn giống mai phù hợp.
Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều loại mai, chẳng hạn như mai tứ quý, mai trắng, mai vàng,... Tùy vào sở thích và nhu cầu, người trồng chọn giống mai phù hợp. Cây mai có thể được trồng bằng nhiều cách, trong đó có trồng bằng ghép cành, giâm cành hay chiết cành, bằng hạt. Đối với phương pháp trồng mai bằng hạt, mai vàng sẽ phát triển thọ hơn nhưng hiếm khi sở hữu đặc điểm tốt như cây mẹ. Đối với những phương pháp còn lại, cây mai sẽ sở hữu được những đặc tính tốt từ cây mẹ mà thời gian trồng lại ít tốn thời gian hơn.
Đất trồng
Không quá khó để tìm đất trong cây mai vì loại cây này có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, đất trồng mai trong chậu thì nên chọn loại có nhiều chất dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước tốt. Cây mai thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm do đó người trồng nên đặt chậu ở nơi thoáng đãng, nhiều ánh nắng.
Chậu trồng cây mai nên có kích thước phù hợp với giống mai mà bạn lựa chọn. Chất liệu chậu có thể được chọn tùy vào sở thích của người trồng. Hiện nay, có nhiều loại chậu, chẳng hạn như chậu sành, đất nung,... trong những loại đó, chậu xi măng thích hợp trồng mai vàng nhất vì chậu giữ ẩm tốt và có giá thành không quá cao.
Hướng dẫn cách trồng
Cách trồng cây mai vàng trong chậu khá đơn giản. Người trồng cần thực hiện những bước sau đây:
Đầu tiên, người trồng rải một lớp sỏi ở dưới đáy chậu trồng với mục đích tăng khả năng thoát nước.
Tiếp theo, người trồng cho đất trồng vào ½ chậu.
Đặt cây giống, cho thêm đất vào chậu và nén đất lại sao cho cây đứng thẳng.
Kê chậu cao tránh để chậu tiếp xúc trực tiếp với nền đất vì điều này sẽ hạn chế được sâu bệnh.
Cây mai có thể sinh trưởng và phát triển tốt khi chậu có chiều sâu giúp cây rễ cây phát triển. Tốt nhất là rễ cách đáy chậu khoảng 20cm là được. Người trồng nên thay chậu lớn hơn sau 2 năm trồng.
Kỹ thuật chăm sóc mai vàng trong chậu
Để chậu mai vàng có thể sinh trưởng và phát triển tốt thì người trồng có chăm sóc cây đúng kỹ thuật. Dưới đây là một số kỹ thuật chăm sóc mai vàng trong chậu mà bạn nên biết:
Tưới nước: Người trồng cần duy trì độ ẩm của đất bằng cách thường xuyên cung cấp một lượng nước vừa đủ, không bị ngập nước. Vào những ngày nắng, người trồng nên tưới gốc mai bằng vòi và sử dụng bình xịt tia nước nhỏ để tưới lên lá mai khoảng 2 lần/ngày. Thời điểm tốt nhất để tưới mai là khoảng 8 - 9h buổi sáng và 4 - 5h chiều vì đất trong chậu sẽ nhanh khô hơn so với đất vườn. Vào những ngày mưa, người trồng chỉ cần chú ý đến độ thoát nước.
Bón phân: Cây mai cần nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, bón phân là công việc cần thiết giúp cây phát triển. Người trồng nên bón phân hữu cơ cho mai với liều lượng tùy thuộc kích thước và giống cây. Trước khi trồng, người trồng nên trộn thêm phân hữu cơ với tỉ lệ 1 phân 10 đất vào trong chậu. Sau đó, khoảng 10 - 15 ngày trồng, người trồng cần bón thúc. Đối với cây đã cao 40 - 50cm thì bón thêm 50 - 60g phân bón. Cách 20 - 30 ngày người trồng bón thêm lần nữa với liều lượng như vậy hoặc có thể tăng thêm tùy vào sự phát triển của cây. Điều quan trọng là người trồng không bón phân sát gốc, không xới đất mà chỉ cần rải phân bón xung quanh rồi tưới nước để phân bón hòa tan vào đất là được.
Cắt tỉa: Mai là loại cây phải được cắt tỉa lá mới có thể ra hoa đẹp. Do đó, khoảng 2 tháng/lần, người trồng nên loại bỏ những cành yếu, bị sâu bệnh ra khỏi cây. Bên cạnh đó, những cành mọc dày, cành vươn dài thì nên cắt bỏ khoảng 4 - 5 nách lá.
Làm sạch gốc và ngăn ngừa sâu bệnh: Mai vàng trồng trong chậu thường dễ bị sâu ăn lá, nhện đỏ, rệp tấn công đọt non. Người trồng có thể bắt sâu bệnh bằng tay hoặc dùng vòi nước xịt có cường độ mạnh để loại bỏ số lượng ít rệp mềm. Bên cạnh đó, giai đoạn cây ra nụ thường bị sâu bệnh tấn công nhiều nhất. Vì vậy, người trồng cần chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng để phát hiện bệnh và kịp thời đưa ra biện pháp chữa trị.
Hãy tham khảo thêm một số bài viết của chúng tôi như cách trồng cây hoa tuyết mai và cách trồng đào trong chậu chơi tết hay tìm hiểu về việc trồng cây mai trước nhà có tốt không nhé, hi vọng bài viết hữu ích cho bạn.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!