Tuy không được săn đón nhiều như hoa lan dendro nhưng hoa lan vanda cũng mang một nét đẹp riêng biệt, khiến nhiều người say đắm “ngay từ cái nhìn đầu tiên”. Hình dáng đẹp kết hợp với hương thơm tựa như hương vani khiến nhiều người nghĩ rằng loài lan này khá khó trồng. Vậy cách trồng lan vanda vào chậu có khó hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Hướng dẫn cách trồng lan vanda vào chậu
Đặc điểm
Lan vanda có tên khoa học là Vanda fuscoviridis. Đây là một loài hoa có nguồn gốc từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, được trồng nhiều ở các nước như Việt Nam, Lào, Trung Quốc,…
Thân lan vanda được bao bọc bởi những cụm lá dày, mọc đối xứng nhau và xòe rộng ra như cánh quạt.
Rễ thuộc loại rễ chùm, nhiều và tỏa ra, giúp cây hút nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây.
Chiều dài trung bình của lá khoảng 25cm, nhọn dần ở phần đầu.
Hoa mọc thành chùm, mỗi bông hoa bao gồm 3 cặp lá xếp đối xứng nhau. Cánh hoa mỏng, lâu tàn, có thể nở rộ 1 tháng rồi mới rụng. Đài hoa lớn hơn hoặc bằng cánh hoa. Màu sắc của hoa cũng rất đa dạng và sặc sỡ. Hoa nở quanh năm và nở nhiều nhất vào mùa nắng.
Ý nghĩa & công dụng
Hoa lan vanda mang vẻ đẹp quý phái, thanh tao, sang trọng nhưng cũng rất đậm chất hoang sơ của núi rừng. Loài hoa này mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp về tình yêu, sự tinh khiết trong sáng hay sự thấu hiểu sẻ chia,…
Ngoài ra, mỗi màu sắc của hoa lan vanda cũng mang đến những ý nghĩa riêng biệt. Nếu như hoa lan vanda tím thể hiện một tình yêu thủy chung son sắt thì hoa lan vanda xanh lại thể hiện một tình yêu mãnh liệt,…
Người ta thường dùng hoa lan vanda để trang trí không gian sống xung quanh. Loài hoa này sẽ góp phần điểm tô cho không gian thêm rực rỡ, ngập tràn sức sống và màu sắc.
Bạn cũng có thể sử dụng lan vanda để làm quà tặng cho người thân, tặng cho người yêu, tặng mẹ hay tặng thầy cô đều rất phù hợp.
Trong những sự kiện quan trọng, bạn có thể sử dụng hoa lan vanda để trang trí bởi vẻ đẹp kiêu sa và sang chảnh của loài hoa này.
Chuẩn bị
Giá thể
Thay vì chuẩn bị đất trồng dinh dưỡng, bạn có thể chuẩn bị than củi hoặc vỏ dừa để trồng lan vanda. Bạn cần đảm bảo giá thể phải thông thoáng bởi lan vanda không chịu được ngập úng.
Chậu trồng
Không quá nhiều yêu cầu về chậu trồng hoa lan vanda nên bạn có thể lựa chọn chậu trồng theo sở thích của mình. Theo chúng tôi, bạn nên sử dụng chậu bằng gỗ để trồng lan vanda thay vì sử dụng chậu nhựa bởi nó có thể đảm bảo độ thông thoáng, giúp cây phát triển được tối đa bộ rễ.
Cây giống
Bạn có thể chọn những cây lan vanda giống ở các cửa hàng. Nên chọn những cây có thân mọc thẳng, nhiều hoa to, thân có nhiều rễ.
Kỹ thuật trồng lan vanda
Kỹ thuật trồng lan vanda cũng khá đơn giản. Trước hết, bạn cần cho giá thể đã chuẩn bị vào trong chậu, ưu tiên sử dụng vỏ cây vụn cùng với rêu để cây có thể hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Sau đó, cho cây lan vanda giống vào trong chậu, sử dụng giá thể để cố định cây, có thể sử dụng thêm dây buộc. Trồng thêm một cây dương xỉ có chiều dài gần bằng cây lan vanda để giúp rễ ở trên không phát triển.
Sau khi trồng thì tưới cho cây một ít nước để cây nhanh chóng bén rễ và thích nghi với môi trường mới.
Chăm sóc
Ánh sáng & nhiệt độ
Lan vanda là loài ưa ánh sáng nhưng ánh sáng quá mạnh có thể khiến lá bị hư hại, cây phát triển yếu ớt. Chính vì vậy, bạn cần để hoa lan vanda ở những nơi có ánh sáng nhẹ như ban công, cửa sổ,… Những cây được trồng ở trong nhà cần được tắm nắng thường xuyên.
Ngoài ra, có thể dựa vào màu sắc của lá để nhận biết xem cây bị thiếu hay thừa ánh sáng. Nếu cây bị thừa sáng, lá sẽ chuyển sang màu vàng còn nếu cây bị thiếu sáng, lá cây sẽ có màu xanh đậm.
Cây ưa nhiệt độ vừa phải. Nhiệt độ trong khoảng 20 – 30 độ C là mức thích hợp nhất để lan vanda sinh trưởng và phát triển tốt.
Tưới nước
Hoa lan vanda ưa ẩm, nhu cầu về nước tưới khá lớn. Mỗi ngày, bạn nên tưới nước cho lan vanda khoảng 1 – 2 lần. Có thể tăng lượng nước tưới vào mùa hè và giảm lượng nước tưới trong mùa đông. Thậm chí, trong mùa đông, bạn chỉ nên tưới nước khoảng 2 lần/tuần là đủ. Hạn chế để cây bị thiếu nước, lá sẽ bị mềm và nhăn, cây khó ra hoa.
Bón phân
Bạn cần bổ sung phân bón thường xuyên cho cây lan vanda. Cứ khoảng 2 ngày, bạn có thể tưới phun sương hỗn hợp phân NPK pha loãng với nước cho lan vanda. Điều này sẽ giúp cây có đủ dinh dưỡng để sinh trưởng tốt và ra nhiều hoa hơn.
Thay chậu
Tiến hành thay chậu cho lan vanda khi cây phát triển quá lớn. Có thể tiến hành thay chậu vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng thời điểm thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa vì vào thời điểm này rất thuận lợi cho cây hồi phục và phát triển sau khi được thay chậu.
Phòng trừ sâu bệnh
Về sâu hại, rệp là loài côn trùng gây hại phổ biến cho lan vanda, chuyên đi hút nhựa cây trên lá. Để phòng trừ, bạn có thể tiến hành phun sương các loại thuốc sát trùng lên bề mặt lá, cắt bỏ những lá bị hư hại nặng.
Về bệnh hại, cây lan vanda hay bị bệnh thối đọt. Khi cây bị bệnh cần xử lý nhanh, cắt bỏ đọt lan rồi bôi vôi tại phần bị cắt.
Câu hỏi thường gặp
Bạn có thể trồng lan vanda vào bất kỳ thời điểm nào trong năm do đây là loại cây vô cùng phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam, có thể trồng quanh năm.
Bạn có thể tìm mua những chậu lan vanda xinh đẹp tại các cửa hàng cây cảnh, cửa hàng hoa ở khu vực bạn sinh sống hay truy cập vào các trang thương mại điện tử. Mỗi chậu hoa khác nhau về kiểu dáng, kích thước sẽ có giá khác nhau, trung bình khoảng 500.000 đồng/chậu.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Quỳnh Anh
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Quỳnh Anh, một chuyên gia về thú cưng. Hiện nay tôi 30 tuổi, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loài động vật như chim, chó, mèo, cá. Tôi yêu động vật và luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thú cưng của mình và cho những người yêu thú cưng. Tôi đã có cơ hội làm việc trong các trung tâm chăm sóc thú cưng, nhà máy sản xuất thức ăn cho thú cưng và cũng đã tham gia nhiều hoạt động cứu hộ động vật. Tôi rất mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình về chăm sóc thú cưng để giúp đỡ các bạn có thể chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.