Cây hồng môn là loại cây cảnh không được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, khi trồng cây hồng môn trong nhà sẽ giúp gia chủ thu hút tài lộc, may mắn. Cách trồng cây hồng môn không quá khó và bạn có thể tự trồng tại nhà mà không cần phải đi đâu xa. Thông tin chi tiết về cách trồng cây hồng môn sẽ được chúng tôi tổng hợp đầy đủ trong bài viết dưới đây. Hãy tham khảo nhé!
Hướng dẫn cách trồng cây hồng môn cho hoa đỏ rực
Đặc điểm
Cây hồng môn thuộc họ ráy. Vì vậy, những gia đình có trẻ nhỏ hoặc nuôi thú cưng trong nhà không nên trồng loại cây này vì hầu hết các bộ phận của cây đều có độc. Tuy lượng độc tố không đủ gây mất mạng nhưng sẽ gây cảm giác ngứa ngáy, đau rát khi tiếp xúc trực tiếp.
Hiện nay, theo nghiên cứu, cây hồng môn có ba loại được trồng phổ biến đó là đại hồng môn, trung hồng môn và tiểu hồng môn. Ngoài cách phân loại dựa vào kích thước, cây hồng môn còn được phân loại dựa vào màu sắc. Khi đó, cây hồng môn có ba loại là hồng môn đỏ, hồng môn trắng và hồng môn hồng phấn. Tùy vào sở thích, nhu cầu mà bạn có thể chọn loại hồng môn để trồng.
Công dụng & lợi ích
Cây hồng môn có rất nhiều tác dụng. Đầu tiên, cây hồng môn có công dụng trang trí nhà cửa, văn phòng làm việc hay công ty. Khi trồng cây hồng môn ở những không gian này, bạn sẽ cảm thấy không gian thật xanh mát, không khí trong lành vì cây hồng môn có khả năng lọc bụi bẩn, chất độc hại có trong không khí như formaldehyde, xylene, toluene,...
Ngoài ra, nếu không dùng để trang trí thì bạn có thể mua cây hồng môn để làm quà tặng. Vì màu sắc sặc sỡ của hoa hồng môn nên loại cây này được các cặp tình nhân lựa chọn để làm quà tặng cho nhau. Trong tình yêu, hoa hồng môn với hình dạng trái tim tượng trưng cho tình yêu chân thành và nồng cháy. Khi tặng hoa hồng môn cho nhau, các cặp đôi tình nhân dường như ngụ ý rằng sẽ chung thủy và gắn bó dài lâu. Bên cạnh đó, theo văn hóa trung hoa, màu hồng tượng trưng cho sự may mắn, còn môn mang ý nghĩa là gia môn phú quý. Vì vậy, nhiều gia đình chọn trồng cây hồng môn trong nhà với hy vọng gặp được nhiều may mắn, thu hút nhiều tài lộc cho gia đình. Đối với giới kinh doanh, đặt một chậu hồng môn trong không gian làm việc sẽ giúp thu hút nhiều khách hàng và công việc được thuận lợi hơn.
Công tác chuẩn bị khi trồng
Đất trồng
Khi trồng cây hồng môn, bạn cần chuẩn bị đất trồng. Để cây hồng môn phát triển tốt, bạn nên trồng cây ở những loại đất giàu dinh dưỡng như đất phù sa, đất có độ thoát nước tốt và tơi xốp. Nếu bạn không có những loại đất này thì bạn có thể trộn phân chuồng, xơ dừa,... để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra, để tăng thêm tính thẩm mỹ và giữ ẩm cho cây, bạn có thể rải thêm một lớp sỏi trắng lên bề mặt xung quanh gốc cây.
Giống trồng
Tùy vào sở thích, nhu cầu và điều kiện kinh tế, mỗi người có thể chọn mua giống hồng môn phù hợp tại các cửa hàng chuyên về cây trồng có uy tín, chất lượng.
Cách trồng & chăm sóc cây hồng môn
Cách trồng
Sau khi đã chọn được giống cây và chuẩn bị đất trồng, bạn tiến hành đặt cây vào chậu và nén chặt đất xung quanh gốc để giúp cây đứng thẳng. Sau đó, bạn tưới một lượng nước vừa đủ ẩm đất rồi mang cây đặt những nơi có ánh sáng nhưng có bóng mát để cây phát triển rễ tốt và nhanh hơn.
Cũng giống với cách trồng hoa tulip, ngoài trồng trong đất, khi cây lớn thì bạn có thể trồng cây trong nước. Để quan sát được tình trạng của cây thì bạn nên trồng cây trong bình thủy tinh để tiện quan sát khi cây gặp vấn đề. Bạn phải chú ý để làm sao cho phần rễ luôn được ngập nước và thay nước định kỳ 1 lần/tuần để đảm bảo môi trường phát triển của cây được sạch sẽ.
Cách chăm sóc
Để cây hồng môn phát triển tốt thì bạn cần lưu ý một số yếu tố dưới đây khi chăm sóc cây hồng môn:
Lượng nước: Cây hồng môn không thể phát triển bình thường nếu thiếu nước. Cây hồng môn chỉ cần cung cấp đủ nước để trao đổi chất, cụ thể là bạn chỉ cần tưới cây 1 lần/tuần vào mùa mưa và 2 lần/tuần vào mùa nắng. Lưu ý không tưới quá nhiều nước vì cây sẽ dễ bị ngập úng và chết rễ.
Nhiệt độ: Cây hồng môn có thể sinh trưởng và phát triển bình thường trong nhiệt độ từ 15 - 30 độ C. Vì vậy, không đặt cây ở nơi có ánh nắng quá gắt mà hãy đặt cây ở nơi có điều hòa hoặc bóng râm.
Ánh sáng: Ánh sáng mặt trời là yếu tố cần thiết cho hoạt động sống của cây hồng môn. Bạn nên đặt cây ở nơi có ánh sáng mặt trời tuy nhiên không phải quá nhiều ánh nắng hoặc nắng quá gắt.
Ngăn ngừa sâu bệnh: Cây hồng môn ít bị các loại sâu bệnh tấn công. Thay vào đó thì cây dễ bị thối thân, hư rễ,... Khi đó, bạn cần cắt tỉa bớt những lá già, làm sạch cỏ và đặt cây ở nơi có ánh sáng để diệt vi khuẩn, hạn chế nấm mốc.
Bón phân: Để cây hồng môn có thêm chất dinh dưỡng, bạn nên bón phân NPK định kỳ 6 tháng/lần cho cây nhé!
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Lê Hồng
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Lê Hồng – một chuyên gia về động vật đam mê nghiên cứu và chăm sóc các loài vật trong tự nhiên. Tôi năm nay 34 tuổi và đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Tôi yêu thích động vật từ nhỏ và luôn muốn hiểu rõ hơn về chúng. Đó là lý do tại sao tôi đã theo đuổi con đường này và đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu động vật. Ngoài việc là một chuyên gia về động vật, tôi còn rất đam mê viết blog về động vật để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình đến cộng đồng. Tôi tin rằng việc chia sẻ này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về cuộc sống của các loài vật và cách chúng ta có thể bảo vệ chúng. Tôi hy vọng thông qua những hoạt động của mình, tôi sẽ giúp đỡ mọi người có được những thông tin hữu ích về động vật và đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực này.