Cây xương rồng là loài cây có thể sinh trưởng và phát triển ở môi trường có nhiều ánh nắng, khô hạn và có nhiệt độ cao. Theo nghiên cứu, cây xương rồng có nhiều loại. Trước khi trồng, người trồng cần tìm hiểu loại nào thích hợp với thời tiết của nước ta. Bên cạnh đó, người trồng cần tìm hiểu cách trồng và trồng cây xương rồng trước nhà có tốt không? Bên dưới đây là bài viết cung cấp một số thông tin có giá trị về cây xương rồng.
Trồng cây xương rồng trước nhà có tốt không?
Đặc điểm
Cây xương rồng có tên khoa học là Euphorbia antiquorum L, thuộc dòng họ Thầu dầu. Ngoài cái tên xương rồng thì cây này còn được gọi với những tên khác như hóa ương lặc, bá vương tiêm.
Về hình dáng, cây xương rồng có một số đặc điểm như sau:
- Cây thường cao từ 7 - 8m, cây có nhiều cành và chứa nhiều nước.
- Cây có nhiều gai, cuống lá ngắn, lá có hình quả trứng ngược.
- Hoa xương rồng thường có màu vàng, vòi nhụy hoa tách rời và cây thường ra hoa vào mùa xuân. Quả cây xương rồng thường to khoảng 1cm.
Phân loại
Trong tự nhiên, cây xương rồng có rất nhiều loại với hơn 2000 loại khác nhau. Tuy nhiên, rất ít trong số này được sử dụng để làm các bài thuốc chữa bệnh. Cụ thể, trong số 2000 loại thì chỉ có xương rồng ba cạnh và xương rồng bẹ được sử dụng trong y học.
Công dụng
Đối với y học
Xương rồng ba cạnh và xương rồng bẹ được sử dụng để điều chế thành các bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, để có được tác dụng chữa bệnh thì phải sơ chế cây vì cây xương rồng có bị đắng, chứa nhiều độc tố.
Theo y học cổ truyền, mỗi bộ phận của cây có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh khác nhau. Thân cây xương rồng có tác dụng hỗ trợ chữa trị mụn nhọt, đau răng, sưng răng,... trong khi đó lá cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, nhựa cây có tác dụng chống ngứa, xơ gan.
Một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng trong cây xương rồng có nhiều chất có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Chính vì vậy, cây xương rồng được sử dụng làm bài thuốc chữa bệnh.
Đối với phong thủy
Ngoài có công dụng trong y học, cây xương rồng còn có công dụng trong phong thủy. Theo đó, cây xương rồng là một trong những cây được sử dụng để bảo vệ gia chủ tránh khỏi tà khí. Gai xương rồng như một hàng rào chống lại sát khí, xua đuổi tà ma.
Theo phong thủy, những người mệnh Kim, mệnh Thủy thích hợp trồng loại cây này. Cây xương rồng trồng ở nhà hay ở nơi làm việc của gia chủ mệnh Kim, mệnh Thủy sẽ giúp họ gặp nhiều may mắn, có nhiều vượng khí, tài lộc.
Trồng cây xương rồng trước nhà có tốt không?
Trồng cây xương rồng trước nhà có tốt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cây xương rồng có ý nghĩa trong phong thủy tuy nhiên không phải đặt cây ở bất kỳ vị trí nào cũng tốt. Đặt cây không đúng vị trí sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, công việc của gia chủ.
Theo phong thủy, cửa chính của nhà là nơi đón nguồn dương khí và tài lộc vào nhà. Do đó, khi đặt cây xương rồng trước cửa sẽ ảnh hưởng đến điều này.
Ngoài ra, về thực tế, cây xương rồng là loài cây có nhiều gai. Khi khách vào nhà có thể bị trầy xước trong trường hợp va quẹt với gai của cây xương rồng nếu không được gia chủ lưu ý trước đó.
Vị trí đặt cây xương rồng
Gai xương rồng được xem như là hàng rào bảo vệ gia chủ tránh khỏi tà khí, vận xấu. Do đó, vị trí đặt cây xương rồng đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy tác dụng này của cây.
Theo nhận định của các chuyên gia về phong thủy, vị trí thích hợp nhất để đặt cây là ở ban công, sân trước hoặc sân sau của nhà, vị trí không cản trở lối đi của gia chủ. Một số vị trí khác mà gia chủ có thể đặt cây là phòng tắm, nơi có nhiều âm khí nhiều trong nhà. Trồng cây xương rồng ở những vị trí trên sẽ giúp bảo vệ gia chủ tránh khỏi tà vận, sát khí.
Một điểm lưu ý khác để gia chủ gặp nhiều may mắn, tài lộc đó là hướng đặt cây. Theo chuyên gia, gia chủ nên đặt cây theo hướng Tây Bắc - đây là hướng được xem là xấu trong phong thủy. Đặt cây theo hướng này sẽ giúp hạn chế được tà khí, vận xấu.
Ngoài ra, để bảo vệ người thân ở thế giới bên kia được bình an thì bạn thể đặt chậu hoặc trồng cây xương rồng trước mộ. Vì lẽ đó, chúng ta có thể bắt gặp nhiều cây xương rồng được trồng ở nhiều mộ phần.
Cách chăm sóc
Để cây xương rồng có thể phát huy tác dụng tốt nhất trong phong thủy thì bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Chọn giống: Tùy vào sở thích mà bạn chọn giống cây phù hợp. Ngoài ra, nếu nhà có trẻ nhỏ thì bạn nên chọn loại cây nào có gai mềm, không làm tổn thương đến trẻ khi vô tình chạm vào.
- Nơi trồng: Tùy vào kích thước cũng như nhu cầu dinh dưỡng của từng loại mà bạn chọn chậu/đất trồng phù hợp. Nếu trồng cây trong chậu thì bạn chọn chậu có độ sâu khoảng 10cm vì rễ cây không ăn sâu. Trường hợp trồng ngoài đất thì bạn chọn đất có ít sỏi, bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho đất bằng việc bón phân. Bạn nên chọn nơi đặt chậu/trồng cây có nhiều ánh nắng vì cây phát triển tốt trong môi trường có nhiệt độ cao.
- Tưới nước và bón phân: Bạn sẽ không mất nhiều thời gian để tưới nước khi trồng cây xương rồng. Đây là loại cây có thể sống tốt trong một thời gian dài không tưới nước. Cho nên bạn chỉ cần tưới nước khoảng 1 lần/tuần với một lượng nước vừa đủ. Để cây phát triển tốt hơn thì bạn có thể bón phần 1 - 2 lần/năm cho cây. Bạn nên bón phân Nitơ và Phốt pho cho cây. Lưu ý là bón vào đất không rải lên thân vì như vậy sẽ làm chết cây.
Xem thêm cách trồng xương rồng tai thỏ nếu bạn chưa biết.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Quỳnh Anh
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Quỳnh Anh, một chuyên gia về thú cưng. Hiện nay tôi 30 tuổi, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loài động vật như chim, chó, mèo, cá. Tôi yêu động vật và luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thú cưng của mình và cho những người yêu thú cưng. Tôi đã có cơ hội làm việc trong các trung tâm chăm sóc thú cưng, nhà máy sản xuất thức ăn cho thú cưng và cũng đã tham gia nhiều hoạt động cứu hộ động vật. Tôi rất mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình về chăm sóc thú cưng để giúp đỡ các bạn có thể chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.