Nhằm mục đích thu hút tài lộc, may mắn vào nhà thì nhiều người chọn trồng cây phong thủy. Hiện nay, có rất nhiều loại cây có thể trồng trong nhà để mang lại may mắn, tài lộc. Tuy nhiên, việc chọn cây trồng còn phải tùy thuộc tuổi, mệnh của gia chủ để chọn cây cho phù hợp. Tại Việt Nam, có nhiều loại cây phong thủy trong đó có cây sanh. Vậy trồng cây sanh trước nhà có tốt không? Trong bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ mang đến cho quý độc giả một số thông tin hữu ích về giống cây này.
Trồng cây sanh trước nhà có tốt không?
Cây sanh là cây gì?
Cây sanh là loại cây cổ thụ, có tên khoa học là Ficus Indica L. Cây sanh có thể sinh trưởng và phát triển ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa chẳng hạn như Việt Nam, Lào, Thái Lan. Hiện nay, ở nước ta chủ yếu trồng cây sanh ở công viên, công ty hay gia đình có khuôn viên rộng.
Cây sanh có nhiều loại nhưng dù loại nào thì cây cũng là cây cổ thụ lớn. Tán cây rộng và nhiều lá quanh năm. Những người trồng cây sanh không mất nhiều thời gian quét dọn lá vì lá cây ít rụng. Ngoài ra, để tăng thêm vẻ đẹp cho khuôn viên và tạo điểm nhấn, nhiều người còn tạo dáng bonsai cho cây sanh.
Ý nghĩa trong phong thủy
Với hình dáng cao lớn, cây sanh là biểu tượng cho sự trường thọ và phúc lộc đầy nhà. Ngoài ra, cây sanh còn đại diện cho sự kiên định, vững vàng, sức sống mãnh liệt vì loại cây này có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt.
Trồng cây sanh trước nhà giúp gia đình thêm hạnh phúc vì vợ chồng hòa thuận, con cái nhường nhịn, sống chan hòa với nhau. Một cây sanh cao lớn, cành lá sum suê, xanh tươi báo hiệu những điều may mắn, phúc lộc sắp đến với gia đình. Những mệnh nên trồng cây sanh là mệnh Mộc và mệnh Hỏa.
Trồng cây sanh trước nhà có tốt không?
Cây sanh mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy do đó nhiều người chọn cây sanh để trồng trước nhà. Theo các chuyên gia phong thủy, cây sanh trồng trước nhà sẽ mang lại nhiều tài lộc, may mắn đồng thời bảo vệ gia chủ tránh khỏi vận xấu, tà ma.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn trồng cây sanh trước nhà thì bạn nên thường xuyên cắt tỉa gọn gàng các tán lá của cây. Tránh trường hợp cây quá lớn và cành lá che khuất cả cửa chính hay lối đi chính vì theo phong thủy cửa chính là nơi thu hút tài lộc, đường di chuyển chính của vượng khí. Nếu cây quá lớn che khuất cửa chính sẽ ảnh hưởng đến công việc, hạnh phúc gia đình của gia chủ.
Một điều cần lưu ý nữa đó là cây sanh trồng trước nhà phải được trồng hai cây hai bên hoặc nhiều hơn. Theo các chuyên gia phong thủy, trồng một cây sanh trước nhà là điều tối kỵ, mang đến xui xẻo cho gia chủ. Đối với những gia chủ chọn trồng cây sanh trong chậu thì cũng phải đặt từ 2 chậu sanh trở lên.
Ngoài ra, quan niệm dân gian cho rằng, cây cổ thụ là nơi trú ngụ của tà ma cho nên khi trồng cây sanh gia chủ phải thường xuyên cắt tỉa cây cho gọn gàng, thông thoáng. Trồng cây sanh được tạo dáng bonsai trước nhà cũng là một lựa chọn tốt nếu bạn không có kinh nghiệm cắt tỉa hoặc không có thời gian để cắt tỉa cây. Cây sanh bonsai thì cành lá không quá um tùm nên không che khuất cửa chính.
Cách chăm sóc cây sanh phong thủy
Ngoài những lưu ý về vị trí trồng cây sanh, để cây sanh có thể phát huy tối đa công dụng về phong thủy thì bạn phải biết cách chăm sóc cây. Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc cây sanh hiệu quả:
- Cắt tỉa: Loại bỏ những phần tán, lá hư hỏng sẽ giúp cây có được dáng bonsai mong muốn, đồng thời giúp cây tập trung được chất dinh dưỡng nuôi các phần khác của cây.
- Điều kiện sống: Cây sanh là cây cổ thụ ưa bóng mát cho nên bạn trồng cây sanh ở những vị trí này sẽ giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
- Tưới nước: Khi trồng cây sanh, bạn không mất nhiều thời gian để tưới nước. Cây sanh chỉ cần một lượng nước vừa đủ để trao đổi chất. Bạn chỉ cần tưới 1 - 2 lần/tuần để cây hấp thụ kịp thời và phát triển bình thường.
- Bón phân: Cây nào cũng cần chất dinh dưỡng để cung cấp cho các hoạt động sống, hoạt động trao đổi chất. Vì vậy, việc bổ sung phân bón cho cây sanh định kỳ cũng góp phần giúp cây phát triển tốt. Định kỳ 6 tháng bạn nên bón thêm phân cho cây sanh một lần.
- Ngăn ngừa sâu bệnh: Cây cảnh khi trồng đều không thể tránh khỏi các loại sâu bệnh như sâu đục thân, bọ trĩ, sâu cuốn lá,... Việc thường xuyên kiểm tra tình trạng cây sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời các bệnh này và có biện pháp chữa trị phù hợp. Khi cây sanh có biểu hiện bị sâu bệnh thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hay hỗn hợp lưu hình, vôi để phun lên cây. Tuy nhiên, khi phun thuốc thì bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia cây cảnh cũng như tìm hiểu về cách phun, thuốc phun và cách bảo vệ sức khỏe gia đình trước những loại thuốc này.
Đọc thêm:
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Bùi Nam
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào mọi người, tôi là Bùi Nam, 36 tuổi và là một bác sĩ thú y, chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi đam mê yêu thương và chăm sóc cho các loài động vật khác nhau, từ nhỏ đến lớn. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế thú y và tôi rất vui khi được giúp đỡ chủ nuôi và các thú cưng của họ. Tôi đã học tập và làm việc tại các trung tâm y tế thú y hàng đầu và luôn cố gắng cập nhật kiến thức mới nhất để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Tôi tin rằng việc chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc cho thú cưng của bạn là rất quan trọng và tôi cam kết sẽ làm tốt công việc của mình. Ngoài ra, tôi cũng là một người yêu thích động vật và thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và động vật. Tôi tin rằng việc chăm sóc động vật cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Đó là một số thông tin về tôi và công việc của tôi. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với tôi. Cảm ơn đã lắng nghe!