Là một loại cây cảnh, cây huyết dụ rất quen thuộc với người dân Việt Nam và được trồng rất phổ biến từ thành thị đến nông thôn. Hình ảnh những cụm cây màu đỏ tía, trông vô cùng đẹp mặt xuất hiện rất nhiều trước sân nhà hay trong vườn của các gia đình. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, cây huyết dụ cũng là một loại cây dược liệu với tác dụng chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về tác dụng của cây huyết dụ qua bài viết dưới đây!
Tác dụng của cây huyết dụ (cây long huyết)
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Đặc điểm
Cây huyết dụ có tên khoa học là Cordyline Terminalis Kunth. Người ta còn gọi nó bằng những cái tên khác như cây huyết dụ đỏ, cây long huyết hay cây phát dụ.
Đây là loài cây thân nhỏ, mảnh, vỏ cây có nhiều đốt sẹo và rất ít khi phân nhánh. Chiều cao trung bình của cây khoảng 1 - 2m.
Lá cây có màu đỏ đặc trưng, một số cây khác lại có màu đỏ tía. Lá có hình lưỡi kiếm, mọc chủ yếu ở ngọn, tập trung thành 2 dãy. Chiều dài của lá khoảng 30 – 50cm còn chiều rộng khoảng 7 – 10cm.
Hoa có màu trắng, mọc thành cụm ở ngọn. Nhánh hoa có chiều dài khoảng 30 - 40cm. Quả mọng và có hình cầu. Hằng năm, cây ra hoa và đậu quả vào khoảng tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
Tác dụng của cây huyết dụ
Bộ phận chính thường được sử dụng để làm thuốc của huyết dụ là lá cây. Lá cây huyết dụ có thể thu hoạch quanh năm, khi lá đã trưởng thành và sử dụng ở dạng tươi hoặc sấy khô đều được.
Theo Y học cổ truyền, huyết dụ có tính bình, vị hơi ngọt và quy vào kinh thận, can. Công dụng của cây huyết dụ bao gồm tiêu ứ, mát máu, bổ huyết và cầm máu. Huyết dụ chủ trị trong việc điều trị các bệnh như lao phổi có ho thổ huyết, rong kinh, kinh nguyệt ra quá nhiều, lậu huyết, băng huyết, chấn thương bị sưng, phong thấp, viêm ruột, kiết lỵ ra máu, ho gà,...
Còn theo nghiên cứu của Y học hiện đại, bên trong cây huyết dụ có chứa các thành phần có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Cũng giống như tác dụng của địa liền ngâm rượu, huyết dụ còn có tính kháng khuẩn cao, tác dụng mạnh với các loại vi khuẩn (như Enterococcus, Staphylococcus,...). Ngoài ra, huyết dụ còn có tác dụng làm tăng sự co bóp tử cung hay gây độc cho tế bào ung thư.
Ngoài tác dụng làm thuốc, người ta còn trồng cây huyết dụ để làm cảnh. Cây huyết dụ trong phong thủy mang ý nghĩa xua đuổi tà ma và mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Một số cách sử dụng
Theo khuyến cáo, liều lượng sử dụng cây huyết dụ nên là 20 - 30g nếu ở dạng tươi và 6 - 8g nếu ở dạng khô. Đảm bảo đúng liều lượng để đảm bảo an toàn cùng như hiệu quả sử dụng. Tránh sử dụng liều lượng lớn và dùng trong một thời gian dài.
Dưới đây là một số bài thuốc Y học cổ truyền dùng để chữa trị bệnh vô cùng thông dụng trong đời sống:
- Điều trị ho ra máu, chảy máu cam: Chuẩn bị 30g lá huyết dụ tươi, 20g trắc bách diệp sao cháy cùng 20g cỏ nhọ nồi. Đem những dược liệu này sắc với nước rồi uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Điều trị kiết lỵ: Chuẩn bị 20g lá huyết dụ tươi, 12g cỏ nhọ nồi và 20g rau má tươi. Đem những nguyên liệu trên đi rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, đem đi giã nát rồi thêm một chút nước vào rồi khuấy đều. Cuối cùng, lọc phần bã rồi lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.
- Điều trị tiểu tiện ra máu: Chuẩn bị 20g lá cây huyết dụ, 20 rễ cỏ tranh, 8g rễ cỏ gừng và 10g đài tồn của quả mướp. Đem sắc cùng với 400ml nước cho đến khi nước thuốc cô đặc còn 100ml thì ngừng. Lấy nước chia thành 2 lần uống trong ngày.
- Điều trị sốt xuất huyết: Chuẩn bị 20g lá huyết dụ tươi, 20g trắc bách diệp đã sao đen cùng 20g cỏ nhọ nồi. Đem những nguyên liệu trên sắc với nước rồi uống 2 – 3 lần uống trong ngày.
- Điều trị lao phổi: Chuẩn bị khoảng 60 - 100g lá huyết dụ tươi hoặc 30 - 60g lá huyết dụ khô. Đem sắc cùng với nước để uống mỗi ngày.
- Điều trị bệnh trĩ: Chuẩn bị 20g lá huyết dụ tươi rồi đem sắc cùng 200ml nước. Đun đến khi cô đặc còn khoảng 100ml thì ngừng. Chắt lấy nước và uống ngay trong ngày.
Đọc thêm Tác dụng của cây thầu dầu tía
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, trên thị trường, giá bán của cây huyết dụ khá rẻ. Mỗi chậu cây sẽ có giá dao động khoảng 50.000 – 150.000 đồng. Bạn có thể đến các nhà vườn, cửa hàng cây cảnh,… để chọn mua những chậu cây mà mình ưng ý.
Để trồng cây huyết dụ, bạn cần chọn những loại đất tơi xốp, thoáng khí, khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Cây huyết dụ sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu của Việt Nam, bạn cần đảm bảo cây được cung cấp đầy đủ ánh sáng, nước tưới cũng như phân bón dinh dưỡng.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Lưu ý
Về bài viết này
Phan Duy
Tôi là Phan Duy, năm nay 27 tuổi, một người đam mê với việc trồng cây và trồng rau. Từ khi còn nhỏ, tôi đã có niềm yêu thích mãnh liệt với việc trồng cây. Đây không chỉ là một sở thích, mà còn là một phần của cuộc sống hàng ngày, mang đến cho tôi niềm hạnh phúc không thể nào tả được.
Tôi đã tích lũy được một chút kiến thức về trồng cây và trồng rau thông qua việc tự học và tham gia vào các khóa học tại trường lớp. Từ cách chăm sóc đúng cách, lựa chọn loại đất phù hợp, đến việc điều chỉnh ánh sáng và nước cho cây cối, tôi luôn cố gắng học hỏi và hoàn thiện khả năng của mình trong lĩnh vực này.
Hiện tại, tôi là một công tác viên tại WikiFarm, nơi tôi có cơ hội chia sẻ kiến thức của mình về trồng cây và trồng rau với cộng đồng. Tôi tin rằng thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn, chúng ta có thể giúp nhau trở thành những người lành nghề hơn trong việc xây dựng những khu vườn xanh tươi.