Chuột hamster hiện nay là thú cưng được nhiều người lựa chọn đồng hành. Chuột có kích thước nhỏ, cũng khá dễ chăm sóc và có ngoại hình đáng yêu nên luôn được quan tâm đến. Tuy nhiên, cũng có lúc do sơ suất trong quá trình chăm cho loài vật này hay do chuột hamster, bạn có thể bị chuột hamster cắn. Vậy liệu bị chuột hamster cắn có sao không? Bị chuột hamster cắn có cần chích ngừa hay không? Sau đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề này:
Người bị chuột hamster cắn có sao không?
Lí do chuột hamster cắn người
Khi nghiên cứu đến những lí do chuột hamster bị cắn, chúng ta có thể thấy rằng có nhiều lí do. Đó có thể xuất phát từ tác nhân bên ngoài, môi trường hay do chính từ tâm sinh lý của chuột. Nhìn chung có những nguyên do cơ bản sau đây:
- Giật mình: Khi chuột hamster đang ngủ mà bạn muốn bế chúng lên có thể làm cho chuột bị giật mình. Khi đó, cơ thể chuột sản sinh ra phản ứng tự vệ cắn vào chủ thể tác động, tấn công đến mình. Do đó, bạn nên tránh những tác nhân làm chuột giật mình hay có phản ứng quá khích.
- Khi mang thai: Khi chuột hamster cái mang thai, chuột mẹ cũng có tính cách dữ hơn. Đặc biệt là khi có người lạ xuất hiện thì chuột cũng trở nên phòng vệ hơn, phản ứng mạnh hơn.
- Do nhầm lẫn: Nếu bạn để cho chuột hamster đói và sau đó dùng tay để đút ăn cho chuột thì có thể trong quá trình ăn, chuột sẽ cắn nhầm sang tay của bạn. Do đó, nên cho chuột ăn trong khay thay vì dùng tay của bạn.
Bị chuột hamster cắn có sao không?
Trong quá trình nuôi, nếu như bị chuột hamster cắn có thể bạn mang tâm lý bất ổn, cảm thấy lo lắng về sức khỏe của mình. Có thể thấy rằng, trong quá trình nuôi chuột hamster nên có những chú ý riêng để tránh bị chuột cắn. Tuy nhiên trên thực tế, có thể vì không may mà người nuôi có thể bị chuột hamster cắn. Vậy cách giải quyết khi gặp trường hợp này là như thế nào?
Nếu bị chuột hamster cắn, bạn nên chú ý kỹ xử lý vết thương nhanh nhất có thể. Nếu bạn ở gần cơ quan y tế, bệnh viện thì có thể đến thăm khám để yên tâm hơn. Tuy nhiên nếu chưa có điều kiện hoặc ở xa, bạn chú ý rửa vết thương và tiến hành sơ cứu, sát trùng đơn giản rồi đến bệnh viện gần nhất.
Tùy vào mức độ bị cắn của chuột hamster mà có thể ảnh hưởng ít nhiều. Tuy nhiên, nếu ở tình trạng nặng nhất thì bạn có thể mắc bệnh dại hoặc uốn ván… Do vậy, dù là nhẹ hay nặng thì việc khám hay tiêm ngừa cũng phòng ngừa nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Việc chích ngừa tốt nhất là nên được tiến hành trong vòng 24h sau khi bị chuột hamster cắn. Bởi lúc này chúng ta có thể ngừa tình trạng vi khuẩn hay vi rút xâm nhập vào cơ thể.
Cách xử lý vết thương khi bị chuột hamster cắn
Nếu không may bạn bị chuột hamster cắn, bạn có thể lưu ý cách xử lý sau đây:
- Thoát khỏi tình trạng bị cắn, bạn có thể từ từ tách chuột ra khỏi vết thương một cách nhẹ nhàng nhất, tránh tổn thương cho bạn và cũng không tác động quá mạnh đến chuột để không làm cho chuột cắn sâu hơn.
- Rửa bên ngoài vết thương, nặn máu độc ra ngoài và rửa lại với nước muối sinh lý hoặc oxy già, xà phòng…
- Băng bó lại vết thương, bạn có thể sử dụng băng cá nhân hay băng gạc để giúp vết thương tạm thời cố định.
- Thăm khám bác sĩ: Bạn có thể an tâm khi có kết luận cuối cùng của bác sĩ, không nên chủ quan mà không khám vì có thể tiềm ẩn nguy cơ rủi ro nhiễm bệnh không đáng có.
Cách để phòng ngừa việc bị chuột hamster cắn
Để giúp cho quá trình nuôi chuột hamster được suôn sẻ, ít nguy cơ rủi ro. Bạn nên có các lưu ý để không bị chuột hamster cắn. Những lưu ý đó bao gồm có những việc sau đây:
- Bảo vệ đôi tay bởi bao tay: Trong quá trình cho ăn, dọn dẹp chuồng hamster thì bạn có thể đeo bao tay để tránh việc chuột cắn vào tay.
- Vệ sinh nơi ở cho chuột hamster: Bạn nên thường xuyên vệ sinh chuồng, bố trí không gian thoải mái, đủ rộng rãi để chuột vận động, đảm bảo chúng được khỏe mạnh và không bị gò bó.
- Rửa tay khi tiếp xúc với chuột hamster: Để tránh việc bị cắn, bạn nên rửa tay sạch sẽ để tránh việc tay bám mùi thức ăn hay mùi lạ làm chuột cắn vào tay.
- Chăm sóc đặc biệt cho chuột hamster mang thai: nếu chuột hamster mang thai, bạn nên chú ý sức khỏe, tâm lý của chuột mẹ và hạn chế tiếp xúc trực tiếp hay tiếp xúc quá nhiều làm ảnh hưởng đến chúng.
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cụ thể về việc lây bệnh dại của chuột hamster. Đồng thời, chuột hamster cũng không phải là động vật có nguy cơ bệnh dại cao.
Mặc dù vậy thì nếu bị cắn, bạn nên quan sát và theo dõi những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe. Tốt nhất là tranh thủ khám nhanh nhất để có thể được chẩn đoán, điều trị một cách tốt nhất có thể.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Cát Phượng
Bác sĩ thú y
Xin chào, mình là Cát Phượng, một bác sĩ thú y với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong suốt sự nghiệp của mình, mình đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ những con chó và mèo đến các động vật hoang dã như hổ, sư tử và voi. Ngoài việc chăm sóc và điều trị cho các loài động vật, mình còn đam mê nghiên cứu và phát triển các phương pháp mới để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng. Mình cũng thường xuyên tham gia các hoạt động như giảng dạy và đào tạo để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình với cộng đồng. Ngoài công việc, mình thích du lịch, đọc sách và tập thể dục để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Mình cũng rất yêu động vật và luôn mong muốn góp phần giúp cho các loài động vật được sống và phát triển tốt hơn.