Chăm sóc thỏ trong quá trình sinh sản là việc làm cần sự hiểu biết của người nuôi. Đảm bảo thỏ có môi trường tốt để sinh sản, không bị bệnh, đủ chất dinh dưỡng cần phải có quá trình chăm sóc đúng quy trình. Hiện nay, nhiều người nuôi thỏ để khai thác những giá trị lợi ích khác nhau từ chúng. Hầu hết trong quá trình nuôi, người nuôi sẽ chứng kiến thỏ trải qua quá trình sinh sản. Cùng WiKi Farm theo dõi bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc thỏ trong quá trình sinh sản nhé.
Hướng dẫn cách chăm sóc thỏ trong quá trình sinh sản
Giai đoạn thỏ mang thai
Với thỏ đực đủ 8 tháng và thỏ cái đủ 6 tháng hãy tiến hành giao phối giữa chúng. Một chú thỏ đực có thể nhảy trung bình 10 con cái. Việc sử dụng thỏ cái để nên được chú ý, thông thường một chú thỏ cái đẻ 5 lứa/ con, nhà nuôi hãy nuôi thỏ cái thêm 3 năm nữa để chúng có thể tiếp tục sinh sản. Với thỏ đực, khi nhân giống, có thể nuôi chúng 3 năm tùy vào tình trạng sức khỏe của thỏ.
Thời gian thỏ mang thai từ 28 – 32 ngày. Sau khi thỏ nhảy, người nuôi nên quan sát xem dấu hiệu của thỏ, sau 7 ngày, nếu thỏ có dấu hiệu cắn cỏ, lông để làm ổ thì lúc đó có thể thỏ đã mang thai. Thỏ có thai nên đặt thỏ ở những nơi yên tĩnh, kín đáo và đợi chờ sau 14 ngày thì bạn hãy khám thai cho thỏ.
Dùng tay đặt vào bụng thỏ, nếu thấy một cục tròn nhỏ như sâu chuỗi thì thỏ đang có thai. Tuy nhiên nên phân biệt giữa thai thỏ và phân thỏ nằm gần xương sống và trực tràng.
Thỏ thường đẻ vào ban đêm nên trong thời gian thỏ mang thai. Một thói quen ở thỏ mẹ là trước khi đẻ, chúng sẽ cắn lông ở phần bụng làm ổ cho thỏ con, thông thường thỏ đẻ nhanh, chỉ kéo dài 15 – 20 phút là thỏ con đã chui ra từ bụng mẹ. Vì vậy, người nuôi cần theo dõi thỏ trong quá trình thỏ đẻ, nếu thấy thỏ đẻ quá khó khăn hãy tiến hành can thiệp.
Điều kiện nuôi thỏ đẻ
Môi trường nuôi: Để tạo môi trường cho thỏ sinh sản, người nuôi nên tìm một vị trí phù hợp để đặt chuồng. Không đặt chuồng gần nước, không gần đường giao thông, tránh tiếng ồn. Nên chọn những nơi có vị trí cao ráo, thoáng mát. Sau một tuần thỏ đẻ, bà con nên thay ổ cho thỏ để thỏ có ổ mới sạch. Sau 3 tuần thì bạn có thể bỏ ổ thỏ và nhốt chúng trong lồng như thỏ mẹ.
Chuồng nuôi: Chuồng nuôi cho thỏ đẻ phải là chuồng thông thoáng, có mái che, thoáng mát, luôn sạch sẽ. Đảm bảo đủ điều kiện ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Tránh xa những chuông của loài vật khác như chuồng heo, chuồng gà, chuồng chó…Chuồng thỏ được làm theo dạng hình khối hộp chữ nhật với chiều dài 90cm, chiều cao 50cm và chiều rộng 60 cm. Một chuồng hình chữ nhật có thể chia làm hai khay. Mỗi ngăn chuông chỉ nên nuôi 3-5 con thỏ, không nên nuôi quá nhiều vi số lượng đông sẽ khiến thỏ di chuyển khó khăn trong chuồng.
Ổ đẻ: ổ đẻ nên có kích thước vừa phải, ổ đẻ nên để chiều dài khoảng 50cm, chiều rộng 35cm, với chiều cao nên để 25 cm.
Cách làm chuồng nuôi thỏ đẻ
Để làm ổ đẻ, đầu tiên hãy làm cho thỏ chiếc chuồng thật ấm, bên trong chuồng nên đặt luồng để thỏ sinh sản.
Nên chú ý đến kích thước của chuồng thỏ, bạn có thể tham khảo kích thước chuồng thỏ như sau:
- Kích thước chuồng lớn với diện tích 1350cm²: (dài x rộng x cao) = 45(cm) x 30(cm) x 35(cm)
- Kích thước chuồng trung bình với diện tích 1200cm²: (dài x rộng x cao) = 40(cm) x 30(cm) x 30(cm)
- Kích thước chuồng nhỏ với diện tích 880cm²: (dài x rộng x cao) = 35(cm) x 25(cm) x 25(cm)
Trước khi thỏ đẻ, bà con nên đặt vào lồng nuôi ổ đẻ tù theo kích thước của từng con. Ổ của thỏ nên là ổ có vách ngăn tứ phía để tránh con non sẽ rơi ra ngoài. Nên đặt trong ổ rơm hoặc bông để thỏ đẻ. Sau khi đẻ, thỏ mẹ thường cắn lông ở phần bụng để ủ ấm cho con.
Cách chăm sóc thỏ con và thỏ mẹ sau thời kỳ sinh sản
Với thỏ con giai đoạn đầu: Việc cho thỏ bú là điều vô cùng quan trọng, thỏ con rất cần được sự giúp đỡ để bú sữa từ mẹ, đặc biệt là thỏ mẹ ở những lứa đầu. Một ngày chỉ nên cho bú 1 lần duy nhất vào buổi sáng. Bà con nên kiểm tra hàng ngày về chuồng cũng như dọn dẹp phân và nước tiểu để chuồng sạch, không bị ẩm ướt cho đàn con. Nếu trong quá trình nuôi, nếu phát hiện con nào không may bị chết hãy bỏ ra và tìm hiểu nguyên nhân vì sao chúng lại chết để biết cách khắc phục.
Với thỏ mẹ sau khi sinh: Nên tiêm kháng sinh phòng nhiễm sinh dục cho thỏ mẹ sau 3 ngày khi sinh. Bà con tiêm cho thỏ mẹ một trong những loại kháng sinh sau như kháng sinh Forloxin, Vime – Apracin hoặc Ceptiket.
Cách chọn giống thỏ sinh sản tốt
Chọn giống sinh sản: Thỏ có nhiều giống khác nhau, tùy theo nhu cầu mà bạn nên chọn giống thỏ nào cho hợp lý. Nên chọn những con thỏ con để làm giống, nhưng đã được nuôi trong khoảng 21 ngày. Khi chọn những con thỏ để làm giống, nên quan sát kĩ đời bố và mẹ của thỏ có khỏe mạnh hoặc mắc bệnh không. Thỏ con được chọn làm giống nên tách sữa muộn, có thể kéo dài đến 6 tháng.
Chọn thỏ cái: Chọn những con cái có kích thước vừa phải, không quá lớn. Con cái thường là những con có lông mịn, lưng phẳng, xương chậu chúng rộng.
Chọn thỏ đực: Gen di truyền của thỏ đực lớn, sẽ chiếm lên tới 70%. Do đó khi chọn thỏ đực, nên chọn những con có sức khỏe tốt, có thể quan sát qua ngoại hình của thỏ để chọn như đầu to, hai má chúng nên phình. Không nên chọn những con bị lở loét trên cơ thể.
Thức ăn cho thỏ sinh sản
Thỏ trong quá trình sinh sản sẽ cần nguồn thức ăn lớn để nuôi dưỡng cơ thể thỏ mẹ và con. Người nuôi nên có chế độ ăn hợp lý nhất chó thỏ trong quá trình thỏ mang thai. Các món ăn cho thỏ ăn có thể kể đến như thức ăn thô xanh như cỏ lông tây, cỏ tự nhiên hỗn hợp, cúc dại, rau muống, lá chuối, các loại củ quả như rau má, củ cải, cà rốt.
Ngoài ra trong quá trình thỏ mang thai bạn có thể cho chúng ăn thêm các loại thức ăn tinh như ngô, lúa, bắp và các hạt ngũ cốc.
Bạn có thể tham khảo các khẩu phần ăn của thỏ như sau:
Dạng thức ăn cho thỏ mẹ mang thai:
- Thức ăn hỗn hợp khoảng 150 – 200 (g/con/ ngày)
- Thức ăn thô xanh khoảng 450 – 500 (g/con/ ngày)
- Thức ăn củ quả khoảng 150 – 200 (g/con/ ngày)
Dạng thức ăn cho thỏ mẹ nuôi con:
- Thức ăn hỗn hợp khoảng 200 – 250 (g/con/ ngày)
- Thức ăn thô xanh khoảng 600 – 800 (g/con/ ngày)
- Thức ăn củ quả khoảng 200 – 300 (g/con/ ngày)
Ngoài việc cung cấp đủ thức ăn cho thỏ, bà con nên chế biến thức ăn để có thể cân bằng được lượng chất dinh dưỡng cho thỏ. Không nên chế biến thức ăn quá cầu kỳ, với những loại thức ăn kích cỡ lớn so với thỏ như cây ngô, lá to, mía… người nuôi nên sử dụng máy băm cỏ đa năng để băm băm từng đoạn nhỏ để thỏ dễ ăn hơn.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ cách chăm sóc thỏ trong quá trình sinh sản. WiKi Farm mong rằng những nội dung trên sẽ mang lại cho bà con kiến thức bổ ích để chăm sóc thỏ mẹ và thỏ con tốt nhất.
Xem thêm:
- Thỏ không nên ăn gì?
- Hướng dẫn cách nuôi thỏ theo mô hình nhỏ tại nhà
- Hướng dẫn cách làm chuồng thỏ
Câu hỏi thường gặp
Để biết thỏ đang có dấu hiệu động dục rất dễ, khi trong chuồng, thỏ thường đi lại, không chịu đứng yên một chỗ. Dáng nằm của thỏ cái cũng sẽ lạ hơn những ngày thường, chúng nằm chổng mông lên như biểu hiện cho việc sẵn sàng để phối giống. Chu kỳ động dục ở thỏ thường là 10 – 16 ngày.
Sau khi đẻ khoảng 3-4 ngày, thỏ mẹ đã có thể động dục và phối giống, nhưng tùy theo điều kiện mà nên cho phối giống hay không. Nhưng tốt nhất nên để thỏ mẹ sống cùng thỏ con một thời gian, sau khi tách thỏ mẹ và thỏ con ra thì mới nên tính đến việc phối giống.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Bảo Anh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia chăm sóc thú cưng
Xin chào, tôi là Bảo Anh, 29 tuổi và hiện tại tôi đang làm bác sĩ thú y cũng như là chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi yêu thích động vật và luôn cố gắng tìm cách để giúp chúng có một cuộc sống khỏe mạnh. Tôi có kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý của thú cưng, cũng như tư vấn về dinh dưỡng và chăm sóc hàng ngày cho chúng. Tôi luôn nỗ lực để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của thế giới động vật và các nghiên cứu mới nhất về sức khỏe của chúng. Ngoài ra, tôi còn là một người thân thiện và cởi mở. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ những người cùng đam mê với động vật. Tôi mong muốn được gắn kết với cộng đồng yêu thú cưng và cùng nhau chăm sóc cho các bé cưng của chúng ta được tốt nhất có thể. Đó là một vài thông tin về tôi. Cảm ơn bạn đã đọc và hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội trao đổi thêm trong tương lai.