Cây lưỡi hổ là một trong những loại cây cảnh được nhiều gia đình chọn trồng vì mang nhiều lợi ích cho con người. Các bộ phận của cây lưỡi hổ có tác dụng hỗ trợ chữa trị một số bệnh về đường hô hấp. Bên cạnh đó, trồng cây lưỡi hổ trong nhà còn giúp cho không khí trong lành và tinh thần thoải mái. Vậy cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết được câu trả lời nhé!
Cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không?
Đặc điểm
Ngoài tên gọi là cây lưỡi hổ thì loại cây này còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như cây lưỡi cọp, cây vĩ hổ. Cây lưỡi hổ thuộc họ Măng Tây, có tên khoa học là Sansevieria trifasciata. Cây có thể cao từ 50 - 60cm. Thân cây lưỡi hổ dẹt, mũi lá có gai nhọn rất nguy hiểm.
Lá cây lưỡi hổ có màu xanh và có một đường sọc vàng kéo dài từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ cũng có hoa. Tuy nhiên, không phải ai trồng lưỡi hổ thì cây cũng ra hoa. Trường hợp này trong thực tế rất hiếm. Hiện nay, cây lưỡi hổ có rất nhiều loại với hơn 70 loại khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là lưỡi hổ thái và lưỡi hổ cọp.
Trong phong thủy
Hiện nay, nhiều người trồng cây lưỡi hổ trong nhà vì ý nghĩa phong thủy mà loại cây này mang lại. Theo chuyên gia phong thủy, cây lưỡi hổ là biểu tượng cho sự chính trực, quyết đoán, ý chí phấn đấu của con người. Bên cạnh đó, loại cây này còn có tác dụng xua đuổi tà ma, ngăn cản những điều không may mắn, tiêu cực.
Hoa của cây lưỡi hổ được xem là mang đến may mắn cho gia chủ. Khi trồng cây lưỡi hổ mà ra hoa báo hiệu gia chủ sẽ gặp điềm lành, một điều gì sắp đến rất may mắn. Để trồng cây lưỡi hổ ra hoa, không phải ai cũng trồng được. Do đó, khi loại cây này ra là một điều rất hiếm thấy.
Để cây lưỡi hổ phát huy tối đa công dụng về phong thủy thì vị trí đặt cây lưỡi hổ cũng đóng vai trò quan trọng. Đặt cây lưỡi hổ đúng vị trí sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, điều tích cực trong cuộc sống.
Bên cạnh lưu ý về vị trí trồng cây thì người trồng cần có tuổi và mệnh hợp trồng loại cây này. Theo đặc điểm, cây lưỡi hổ có màu xanh lá và có sự xen lẫn những sọc vàng cho thấy những người mệnh Thổ và mệnh Kim rất hợp để trồng. Khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà, gia chủ nên đặt cây ở hướng Nam. Ngoài ra, những người có tuổi Ngọ cũng thích hợp trồng loại cây này.
Cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không?
Như đã phân tích, cây lưỡi hổ để trong nhà rất tốt. Mỗi vị trí để cây trong nhà sẽ mang đến ý nghĩa riêng. Cụ thể như sau:
Phòng khách: Đây là nơi thể hiện phong cách của gia chủ. Cây lưỡi hổ cũng thường đặt trong phòng khách cụ thể là trên kệ sách, kệ tivi, bàn, lối ra vào. Khi đặt cây ở những vị trí này sẽ giúp gia chủ xua đuổi tà ma, thu hút tài lộc và may mắn. Bên cạnh đó, trồng cây lưỡi hổ trong nhà còn giúp không gian thêm tươi mát, trong lành vì cây có khả năng hấp thụ khí độc hại, lọc bụi bẩn.
Phòng tắm: Cây lưỡi hổ là loại cây ưa bóng râm cho nên có thể sinh trống và phát triển trong môi trường ít ánh sáng. Tuy phòng tắm là nơi ẩm ướt thường xuyên nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Để cây lưỡi hổ trong phòng tắm giúp hút khí ẩm, loại bỏ vi khuẩn, khí độc hại.
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ để trong nhà
Theo nghiên cứu, cây lưỡi hổ là loại cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường nhiều bóng mát, ít ánh sáng tuy nhiên lại chịu rét kém. Bên cạnh đó, loại cây này không kén đất để trồng. Cây lưỡi hổ có thể phát triển bình thường ở nhiều loại đất nghèo nàn chất dinh dưỡng như đất pha cát, sỏi. Tuy nhiên, người trồng có thể giúp cây phát triển tốt hơn khi trồng ở đất có độ kiềm cao, không cần tưới quá nhiều nước. Đất trồng cây phải có độ thoát nước tốt.
Hiện nay, có hai phương pháp trồng cây lưỡi hổ được nhiều người sử dụng, đó là phương pháp trồng bằng cây con và phương pháp trồng bằng cách hom lá. Mỗi phương pháp trồng có ưu nhược điểm riêng. Tùy vào sở thích, điều kiện mà người trồng có thể chọn phương pháp trồng phù hợp.
Tuy nhiên, dù trồng bằng phương pháp nào thì cây lưỡi hổ cũng cần được chăm sóc thì mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Cây lưỡi hổ không khó để trồng và chăm sóc. Nhưng để chăm sóc cây lưỡi hổ, người trồng cần lưu ý một số vấn đề, cụ thể là:
- Ánh sáng: Vị trí trồng cây nên dưới bóng râm hoặc trong nhà vì cây lưỡi hổ ưa mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
- Nhiệt độ: Cây lưỡi hổ có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở môi trường có nhiệt độ từ 20 - 30 độ C.
- Tưới nước: Bạn không cần tưới nước thường xuyên mà chỉ cần cung cấp một lượng nước vừa đủ để ẩm đất.
- Bón phân: Người trồng có thể bón phân đạm, phân lân, phân kali định kỳ 1 tháng/lần.
- Cắt tỉa: Người trồng nên thường xuyên quan sát để phát hiện những bộ phần nào bị héo, hỏng và loại bỏ. Điều này giúp cây tập trung được chất dinh dưỡng để nuôi những bộ phận khác.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Thu Trang
Chuyên gia
Xin chào, mọi người! Tôi là Thu Trang, một chuyên gia về thú cưng nhiều kinh nghiệm với hơn 5 năm làm việc trong ngành này. Ngoài ra, tôi còn có sở thích với trồng cây, đặc biệt là các loài cây hoa. Tôi luôn cảm thấy thư giãn và hạnh phúc khi được ngắm nhìn những bông hoa tươi tắn nở rộ trên cành cây mỗi ngày. Nếu bạn gặp tôi, chắc chắn sẽ nhận thấy tôi là một người hài hước và vui vẻ. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ trở nên đáng sống hơn nếu chúng ta luôn giữ cho mình niềm vui và tính cách tích cực. Đó là một chút về tôi và tôi rất mong muốn được làm quen với mọi người. Cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc những điều tôi chia sẻ.