Xin chào các bạn, hiện nay ở nhiều hàng quán và nhiều nhất là các quán nhậu thì các món chuột như chuột nướng đang càng được ưa chuộng bởi giá thành không quá cao mà thịt thì lại rất ngon và đặc biệt là chuột đồng thì lại càng ngon, hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn kỹ thuật nuôi chuột đồng nhé.
Kỹ thuật làm chuồng nuôi chuột đồng tại nhà
Tại sao lại nuôi chuột đồng?
Đầu tiên các bạn phải hiểu khái niệm chuột đồng là loài chuột thường sinh sống và hoạt động ở đồng ruộng, chúng ăn các thức ăn như lúa non, thóc non ,… nên khá an toàn và thịt lại thơm ngon, tuy nhiên càng ngày chuột đồng càng ít đi do đánh bắt, đồng ruộng bây giờ cũng nhiều người phun thuốc , hóa chất vào rau củ nên chất lượng không được như xưa cho nên nhiều người mới nghĩ ra mô hình nuôi chuột đồng, vẫn là những con chuột được bắt ở đồng ruộng nhưng nuôi ở trong chuồng, chuột là động vật sinh sản rất nhanh nên nuôi sẽ đảm bảo số lượng để cung cấp cho các hàng quán thu về lợi nhuận rất cao.
Kiểu chuồng nuôi chuột đồng
Chuồng nuôi chuột đồng phải được xây bằng gạch rồi trát xi măng, là kiểu chuồng được xây hình vuông hoặc chữ nhật rồi lót tấm che lên. Kiểu chuồng này rất đơn giản và đảm bảo cho chuột không cắn phá được chuồng chui ra ngoài vừa dễ cho chuột ăn, uống và dễ bắt, quản lý.
Cách làm chuồng
Diện tích của chuồng không nên làm quá to vì chuột là động vật nhỏ chỉ cần khoảng 5 đến 6 mét vuông là có thể nuôi được cả trăm con chuột.
Nền chuồng nên để nền xi măng hoặc gạch men trơn cứng để dễ vệ sinh, lót 1 lớp vỏ trấu ở nền chuồng dày khoảng 3 đến 5 cm.
Xây tường chuồng cao khoảng 1 mét trở lên và ở phía trên của tường nên ốp gạch men trơn để chuột khó có thể leo ra ngoài.
Sau đó nên dùng lưới thép mắt nhỏ để trải lên nóc chuồng, nên làm theo kiểu cửa có thể mở ra ở 1 góc để dễ cho ăn uống và bắt chuột khi thu hoạch.
Có thể dùng rơm rạ khô hay lá cọ khô phủ lên nóc chuồng vào ban đêm hay các ngày lạnh để giữ ấm cho chuột.
Có thể làm lỗ thoát nước ở đáy tường để dễ vệ sinh chuồng nuôi nhưng phải bịt kín bằng lưới thép sau khi không dọn bể.
Có thể nói chuồng nuôi chuột đồng không cần kỹ thuật quá cao và rất dễ làm, không có gì khó cả.
Không cần làm máng ăn uống luôn vì chỉ cần cho thức ăn vào một cái khay rồi để vào trong chuồng cho chúng.
Lợi ích khi nuôi chuột đồng trong chuồng
Có thể thu được lợi nhuận cao vì chuột dễ nuôi, thức ăn cũng rẻ vì chúng chỉ cần ăn rau củ quả,…
Dễ quản lý và thu hoạch chuột khi chuột lớn và có thể bán.
Đem lại kinh tế và một khoản lợi nhuận cao vì giá chuột bán ra tuy không quá cao nhưng với số lượng cực nhiều và chuột sinh sản cực nhanh nên lợi nhuận là cực kỳ lớn.
Tác hại của việc nuôi chuột đồng trong chuồng
Việc nuôi chuột này tuy đem lại lợi nhuận kinh tế nhưng hậu quả mà nó đem lại là không thể tưởng tượng.
Nếu như chuột bị xổng chuồng thì đồng ruộng ở khu vực đó gần như đứng trước nguy cơ bị phá hoại rất nghiêm trọng.
Chưa kể các loại dịch bệnh, hạch có sẵn trong chuột rất nguy hiểm mà chúng ta không thể lường trước. Những người thường xuyên tiếp xúc với chất bài tiết hoặc bị chuột cắn dễ mắc phải các bệnh vi-rút hoặc một số bệnh nguy hiểm khác.
Lời kết
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về kỹ thuật làm chuồng nuôi chuột đồng và mở rộng một chút về lợi ích và tác hại của việc này, có thể thấy nuôi khá dễ nhưng tôi cũng không quá khuyến khích việc nuôi chuột đồng, các bạn có thể đọc để tham khảo nhé và nếu ở khu vực đồng ruộng có nhiều chuột thì làm chuồng và bắt chuột nuôi cũng được vì để nguồn thịt chuột được đảm bảo hơn những con chuột được đi bắt và giảm số lượng chuột ở khu vực đó.
Xem thêm:
- Cách làm chuồng nuôi dúi kiểu tủ thuốc bắc
- Cách làm chuồng nuôi dế bằng ống nhựa
- Cách làm chuồng chim bồ câu đơn giản
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Thu Thủy
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Thu Thủy, một chuyên gia về vật nuôi và cây trồng với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hiện tại, tôi đã 32 tuổi và đang sống tại Việt Nam. Tôi đam mê về việc nuôi và trồng các loại cây, động vật, và thường xuyên tìm hiểu về những kiến thức mới nhất liên quan đến lĩnh vực này. Tôi thích viết về những kinh nghiệm và chia sẻ kiến thức của mình với mọi người. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý vườn tược, nuôi động vật và trồng các loại cây trồng khác nhau. Tôi cũng có kiến thức về các loại thuốc thú y, phân bón và các kỹ thuật nuôi trồng hiện đại. Với niềm đam mê của mình, tôi hy vọng có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy những thông tin hữu ích và hướng dẫn về cách trồng cây, nuôi động vật và quản lý vườn tược tốt hơn.